Hiện nay, trên thị trường với sự đa dạng của các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng uy tín, có thương hiệu từ nhập khẩu cho tới hàng nội địa để người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm đạt chất lượng vẫn còn rất nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém.

Bạn đang xem: Các vật liệu cần chứng nhận hợp quy

Chính vì vậy, sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng đều cần tuân thủ nghiêm ngặt về quy định kiểm tra chất lượng và bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn.

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là gì?

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chính là hoạt động nhằm đánh giá hệ thống sản xuất và thử nghiệm các chỉ tiêu của sản phẩm vật liệu xây dựng, so sánh với các tiêu chí đến từ hệ thống đảm bảo về chất lượng, tiêu chí kỹ thuật để kết luận sản phẩm đạt hoặc không đạt quy chuẩn.

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là hoạt động đánh giá hệ thống sản xuất và thử nghiệm

Theo quy định của QCVN 16:2023/BXD các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải đảm bảo không gây mất an toàn trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng.

Cũng trong quy định, khi lưu thông trên thị trường, đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước phải có giấy chứng nhận hợp quy và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan kiểm tra tại địa phương; đối với hàng hóa nhập khẩu phải có giấy có giấy chứng nhận hợp quy.

10 nhóm vật liệu xây dựng bắt buộc chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD?

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất với chất lượng cao và tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, trong QCVN 16:2023/BXD cũng tập trung vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo rằng các sản phẩm không gây ô nhiễm hoặc gây hại cho nguồn tài nguyên tự nhiên.

Tải về miễn phí QCVN 16:2023/BXD Về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

10 nhóm vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy theo quy định của Quy chuẩn

Chính vì vậy, 10 nhóm vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD. Chi tiết như sau:

STTNhóm Vật liệu xây dựngTên sản phẩm
IXi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông Xi măng poóc lăng
 Xi măng poóc lăng hỗn hợp
 Xi măng poóc lăng bền sun phát
 Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng
 Xỉ hạt lò cao
 Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng
IICốt liệu xây dựng Cát nghiền cho bê tông và vữa
 Cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa
IIIVật liệu ốp lát Gạch gốm ốp lát
 Đá ốp lát tự nhiên
 Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ
 Gạch bê tông tự chèn
IVVật liệu xây Gạch đất sét nung
 Gạch bê tông
 Sản phẩm bê tông khí chưng áp
 Tấm tường
VVật liệu lợp Tấm sóng amiăng xi măng
 Ngói lợp
VIThiết bị vệ sinh Chậu rửa
 Bồn tiểu nam treo tường
 Bồn tiểu nữ
 Bệ xí bệt
VIIKính xây dựng Kính nổi
 Kính phẳng tôi nhiệt
 Kính màu hấp thụ nhiệt
 Kính phủ phản quang
 Kính phủ xạ thấp (Low E)
 Kính hộp gắn kín cách nhiệt
 Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
VIIIVật liệu trang trí và hoàn thiện Vật liệu dán tường dạn cuộn – Giấy dán tường hoàn thiện, vật liệu dán tường vinyl và vật liệu dán tường bằng chất dẻo
 Sơn tường – dạn nhủ tương
 Tấm thạch cao và Panel thạch cao cốt sợi (Không áp dụng đối với tấm thạch cao đục lỗ dùng cho mục đích tiêu âm)
 Ván gỗ nhân tạo
IXCác sản phẩm ống cấp thoát nước Ống và phụ tùng (phụ kiện ghép nối) bằng PVC dùng cho hệ thống cấp nước thoát nước trong điều kiện có áp suất
 Ống và phụ tùng (phụ kiện ghép nối) bằng PE dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước trong điều kiện có áp suất
 Ống và phụ tùng (phụ kiện ghép nối) bằng PP dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước trong điều kiện có áp suất
 Ống và phụ tùng (phụ kiện ghép nối) bằng nhựa nhiệt rắn gia cường bằng sợi thủy tinh (GRP) trên cơ sở nhựa polyeste không no (UP)
 Ống và phụ tùng (phụ kiện ghép nối) bằng gang dẻo dùng cho các công trình dẫn nước
XCác sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng khác Amiăng crizotin để sản xuất tấm sóng amiăng xi măng
 Hệ thống thang cáp và máng cáp bằng sắt hoặc thép sử dụng trong lắp đặt điện của công trình
Ống và phụ tùng (phụ kiện ghép nối) dùng để bảo vệ và lắp đặt dây dẫn điện trong nhà

Loại bỏ khỏi danh mục các sản phẩm sau:

Cốt liệu lớn (đá dăm, sỏi và sỏi dăm)

Thanh định hình (profile) nhôm và hợp kim nhôm

Thanh định hình (profile) poly (vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi.

Phương thức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng

Căn cứ theo Mục 3.1 Phần 3 QCVN 16:2023/BXD, chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm vật liệu xây dựng được thực hiện theo các phương thức đánh giá quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN như sau:

Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 01 năm. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.

Hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu áp dụng phương thức này khi:

Giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.Từ năm 2024 trở đi thiết bị vệ sinh cũng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu.

Cho tôi hỏi 10 nhóm vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023 (Câu hỏi của anh Tân - Tân Uyên)
*
Nội dung chính

10 nhóm vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD?

Theo quy định tại Mục 1.4 Phần 1 QCVN 16:2023/BXD có quy định như sau:

Quy định chung1.4.1. Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải đảm bảo không gây mất an toàn trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng. Khi lưu thông trên thị trường, đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phải có giấy chứng nhận hợp quy và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan kiểm tra tại địa phương; đối với hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận hợp quy.1.4.2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng sản phẩm phải kê khai đúng chủng loại sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với danh mục sản phẩm quy định tại Bảng 1, Phần 2 của Quy chuẩn này. Trường hợp không rõ chủng loại sản phẩm, hàng hóa các tổ chức, cá nhân có liên quan phải phối hợp với Tổ chức chứng nhận hợp quy, Tổ chức thử nghiệm để thực hiện việc định danh loại sản phẩm

Thông qua quy định trên, về nguyên tắc, vật liệu xây dựng khi lưu thông trên thị trường (bao gồm cả hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu) thì phải có giấy chứng nhận hợp quy.

Chính vì vậy, 10 nhóm vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD, bao gồm:

<1> Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông.

<2> Cốt liệu xây dựng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Ốp Gạch Tường Với 6 Bước Đúng Kỹ Thuật, Hướng Dẫn Cách Dán Gạch Ốp Tường Đúng Cách

<3> Vật liệu ốp lát.

<4> Vật liệu xây.

<5> Vật liệu lợp.

<6> Thiết bị vệ sinh

<7> Kính xây dựng

<8> Vật liệu trang trí và hoàn thiện.

<9> Các sản phẩm ống cấp thoát nước

<10> Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng khác

Chi tiết 10 nhóm vật liệu xây dựng được quy định tại Bảng 1 Phần 2 QCVN 16:2023/BXD.

*

10 nhóm vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD (Hình từ Internet)

Chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm vật liệu xây dựng như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3.1 Phần 3 QCVN 16:2023/BXD, chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm vật liệu xây dựng được thực hiện theo các phương thức đánh giá quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN như sau:

<1> Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.

- Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 01 năm. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.

- Hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu áp dụng phương thức này khi:

+ Cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng này và chứng chỉ đang còn hiệu lực

+ Giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.

<2> Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

- Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

- Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

<3> Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu.


Tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm như thế nào đối với chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng?

Theo quy định tại Mục 5.3 Phần 5 QCVN 16:2023/BXD, đối với chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng, tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm như sau:

- Định kỳ trước ngày 20/12 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy, hoạt động thử nghiệm về Cơ quan kiểm tra tại địa phương và Bộ Xây dựng.

- Khi có thay đổi năng lực hoạt động chứng nhận hợp quy, hoạt động thử nghiệm so với hồ sơ đã đăng ký, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có sự thay đổi phải thông báo cho Bộ Xây dựng.