Kỹ thuật xây tường gạch 200 đang là một trong những điều mà rất nhiều người thắc mắc trong việc xây dựng. Đặc biệt hơn là đối với những gia chủ đang muốn xây nhà hoặc là quản lý trong quá trình xây nhà. Việc hiểu rõ hơn về cách xây tường gạc 200 có thể giúp bạn dự đoán được số lượng gạch và các vật liệu khác như vôi, vữa,… mà không cần lo lắng việc thiếu hụt.
Bạn đang xem: Kỹ thuật xây tường gạch 200
Cùng Angcovat theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này nhé.
Những yếu tố có thể làm ảnh hưởng tới số lượng gạch xây tường gạch 200
Dưới đây là một số yêu tố có thể làm ảnh hưởng tới việc xây tường gạch 200, cùng tham khảo ngay nhé.
Kích thước viên gạch
Đây có thể là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn tới số lượn gạch dùng để xây tường gạch 200. Mỗi loại gạch sẽ có kích thước khác nhau và điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới tính toán số lượng gạch cần dùng để xây tường gạch 200. Thông thường, khi sử dụng gạch để xây thì người ta thường dùng gạch thẻ hoặc gạch ống. Trong đó, gạch thẻ có 2 loại với kích thước 5x10x20cm và gạch thẻ kích thước 4x8x19cm. Còn gạch ống thì có kích thước là 10x10x20cm.
Các yếu tố làm ảnh hưởng tới số lượng gạch xây tường 200
Lựa chọn kiểu xây, cách đặt gạch
Để có thể xác định được số lượng gạch để xây tường 200 thì trước hết bạn cần hiểu về một số nguyên lý, khái niệm trong việc xây dựng như xây gạch theo hàng ngang hay xây gạch theo hàng dọc. Cùng với đó thì việc bạn lựa chọn xây theo hàng ngang là việc bố trí những viên gạch có bề ngang dọc theo chiều dài của hàng và theo hàng và hàng đó gồm những viên gạch ngang thì được gọi là xây tường theo hàng ngang. Ngược lại, những viên gạch được sắp xếp dọc theo chiều dài của gạch được gọi là tường gạch dọc.
Lựa chọn kiểu xây để xác định số lượng gạch
Độ dày mạch vữa
Khi bạn lựa chọn xây tường 200 thì cũng cần phải chú ý độ dày mạch vữa nằm ngang phải lớn hơn so với mạch vữa dọc. Thông thường độ dày của mạch vữa ngang khoảng 12mm và mạch vữa dọc khoảng 10mm. Độ dày mạch vữa khi xây tường 200 nên vào khoảng từ 7-15mm và đây được xem là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tính toán số lượng gạch để xây.
Đừng bỏ qua:Kinh nghiệm thiết kế phối cảnh mặt tiền nhà phố 5m 2 tầng
Quy cách xây tường gạch 200 bạn cần biết
Kỹ thuật xây tường gạch 200 các bạn cần chú ý để tánh hiện tượng trùng mạch thì nên tăng độ bền của tường lên và các thợ xây thường sử dụng cách khóa mạch. Trung bình thì cứ từ 3 cho tới 5 hàng gạch dọc thì sẽ có một hàng gạch ngang. Trong khi xây tường 200 thì hàng gạch dưới cùng bao giờ cũng cần phải quay ngang và viên gạch quay ngang sẽ phân bố lại toàn bộ mạch xây và chia đều tải trong sang 2 bên.
Chú ý rằng không được xây tường quá cao nếu như không có khung bê tông chịu lực, xây theo từng đợt và cao khoảng từ 1,2 cho tới 1,5m rồi đợi mạch vữa khô rồi mới xây tiếp. Các bức tường dài , chia theo phân đoạn phù hợp để xây . Chỗ nối tiếp các phân đoạn với nhau , nên dùng mỏ giật cấp.
Mũ tường, mũ cột
Có tác dụng ngăn nước mưa chảy xuống bề mặt gạch và được làm bằng gạch và đá,.. Thông thường các rãnh nhỏ giọt được cắt ở mặt dưới của mũ và cách tường ít nhất là vào khoảng 25mm, có độ sâu từ 3-6mm và cách mép từ 6 cho tới 25mm.
Kỹ thuật xây tường 200 chính xác và đơn giản
Dải chống thấm
Ngăn cho nước thẩm thấu từ dưới mặt đất lên tới bề mặt tường và thường dùng bằng vải nhựa được đặt vào tường và cách mặt đất khoảng 2 hàng gạch ngang. Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể sử dụng gạch công nghiệp có độ chống thấm cao để xây 2 hàng gạch này.
Xem thêm: Chân Dung Ngqg 04: Đi Tìm Ý Nghĩa Thực Sự Của Lá Cờ 3 Gạch Là Gì
Có thể bạn quan tâm:Nhà 2 tầng đơn giản tiết kiệm
Trên đây là bài viết mang các thông tin về kỹ thuật xây tường gạch 200 mà Angcovat muốn gửi tới bạn cùng các độc giả khác. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn có thể nắm được rõ nhất về các lưu ý cũng như cách thức xây tường gạch 200 chuẩn xác nhất.
Tường gạch là một trong những chất liệu phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Tường gạch không thể thiếu trong các công trình phổ biến như nhà ở, các công trình công cộng. Vậy tiêu chuẩn xây tường như thế nào hợp lý, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cũng như đúng kỹ thuật. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những tiêu chuẩn cần thiết nhất để bạn nắm được khi bắt tay vào thi công.Trong xây dựng, khi bắt tay vàohay thi công bất kỳ hạng mục nào, bạn cũng cần nắm được những tiêu chuẩn riêng.
Vai trò của cấu tạo tường đối với thành phần công trìnhChức năng cơ bản của tường như sau:
Giới hạn, ngắn cách các không gian trong và ngoài ngôi nhà để tjo ra các không gian chức năng thuận tiện cho việc sử dụng.Tường tham gia chịu ực như một thành phần của kết cấu công trìnhTường cũng là thành phần tạo ra các cảm thụ thẩm mỹ cho bất cứ một công trình kiến trúc, hay mẫu biệt thự đẹp nào.
Với những chức năng và vai trò đặc biệt quan trọng nêu trên. tường có chức năng trong việc bao che và ngăn cách các không gian bên trong và không gian thiên nhiên bên ngoài công trình với nhau. Cũng có chức năng trong việc bao che và phần chia các khu vực chức năng trong ngôi nhà với nhau. Tường cũng là kết cấu chịu lực tạo độ cứng và độ ổn định cho công trình hay các chức năng khác nhau như trang trí, làm đẹp... cho công trình.
Hướng dẫn xây tường gạch chi tiết- Các bước thực hiệnCông tác chuẩn bị nguyên, vật liệuChuẩn bị vật liệu
CátGạch
Xi măng
Nước sạch
Chuẩn bị dụng cụ
Thước đo, dây xây, bay, định, búa, đục, xe cút kít, xô, cuốc, xẻng, dụng cụ bảo hộ, dụng cụ miết mạch, ...
Hướng dẫn xây tường gạch chi tiếtBước 1: Lựa chọn kiểu xây hay cách đặt gạch.Gạch được xếp đặt theo những kiểu khác nhau khi xây nhưng phải đảm bảo không bị trùng mạch theo chiều đứng. Phổ biến nhất là cách xếp so le giữa hàng trên và hàng dưới.Không được xây trùng viên gạch dưới và trên với nhau. Chúng phải được xây lệch nhau ( đối với tường ngăn thông thường). Dân gian gọi là xây hình chữ công. Tối thiểu là phải lệch 1/4 chiều dài viên gạch theo cả phương ngang và dọc.
Tùy thuộc vào mục đích và vị trí của tường gạch xây mà lựa chọn kiểu xếp gạch khác nhau. Một số loại tường trong khi xây dựng được để thô không chát, nhằm mục đích tạo tính thẩm mỹ, khác biệt cho công trình kiến trúc, thì có thể lựa chọn những kiểu xếp gạch độc đáo, khác biệt để tạo nên sức hút cho công trình. Trường hợp này thường được áp dụng trong khi xây các công trình như: cafe, nhà hàng,... để tạo điểm nhấn.Bước 2: Tính toán số lượng nguyên vật liệu cần dùng.Bạn có thể áp dụng cách tính toán số lượng nguyên liệu như sau:
Thể tích của một viên gạch: V= dài x rộng x cao (m3)Chiều dày lớp vữa = 10mm= 0.01mThể tích 1 cữ xây: Vc= ( D+ 0.01) x ( R+0.01) x ( C+0.01) ( Đơn vị: m3)Số lượng viên gạch để xây 1m3 tường là: Vv= 1 - (SL x V) (m3)
Như vậy, tính toán được thể tích của tường sẽ tính toán được số lượng gạch và vữa cần dùng. Thường thì thể tích của cát sẽ tính của vữa ( tính dư ra). Thể tích của xi măng, vôi thì tính theo cát và tỷ lệ pha trộn.Bước 3: Chuẩn bị nền, móng.Đánh dấu mốc 2 đầu tường, dùng dây mực lấy dấu đường gạch xây. Đặt hàng gạch khô đầu tiên theo dấu mốc và vạch mực, dùng cữ mạch gạch (bằng gỗ) chia đều khoảng cách giữa 2 viên gạch, tính toán số gạch nguyên và gạch cần cắt ( thường là 1/2 viên ) cho chiều dài bức tường
Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ khu vực xây
Cắt gạch. Nhớ tính thêm cả chiều dày mạch vữa
Xếp gạch và gạch đã cắt theo từng chồng (số lượng vừa đủ cho đoạn xây ) cách nhau khoảng 1,5-2m.Sắp xếp các bảng trộn vữa trong khu vực này ( vừa tầm tay với )Bước 5: Ngâm gạch vào xô nước.Trộn vữa. Cung cấp vữa tới bảng trộn vữa ở đoạn xây.Bước 6: Xây hàng gạch đầu tiên.Rải vữa. Đặt gạch vào vị trí vừa rải vữa, dùng cán bay gõ điều chỉnh viên gạch bằng, phẳng, đứng và mạch vữa dày khoảng 10mm.Tiếp tục cho viên gạch tiếp theo: rải vữa, thêm vữa vào 1 đầu viên gạch (tạo mạch đứng ở chỗ tiếp xúc với viên gạch đã đặt ) và đặt nối tiếp với viên gạch trước. Điều chỉnh gạch, mạch vữa khoảng 10mm.Xây tiếp vài viên gạch ( khoảng 4-5 viên), dùng thước tầm dài căn chỉnh sự thăng bằng, thẳng hàng. Dùng bay gạt bỏ những phần vữa thừa.Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi xây hết hàng gạch đầu tiên. Phải đảm bảo thật thẳng và bằng cho hàng gạch này vì nó sẽ làm chuẩn cho các hàng gạch tiếp theo.Bước 7: Hướng dẫn xây tường gạch- xây gạch
Xây những viên gạch ở 2 đầu tường (hay góc tường) trước để làm mốc căn chỉnh cho các viên gạch ở giữa hàng. Đặt gạch so le với lớp bên dưới, xây giật cấp lên cao khoảng 4-5 hàng gạch, dùng thước li- vô căn chỉnh kỹ độ bằng phẳng và thẳng hàng của những viên gạch này, kiểm tra sự đồng đều của mạch gạch bằng que đo hay thước
Bước 8: Dùng dây xây căng theo các viên gạch dẫn vừa xây.Tiếp tục xây những viên gạch ở giữa cho đến viên gạch dẫn trên cùng .Thường xuyên kiểm tra độ bằng, phẳng, đứng của đợt tường vừa xây.
Nếu trong trường hợp bức tường quá dài, dây căng bị võng sẽ khó khăn cho việc căn chỉnh độ bằng của hàng gạch, thì phải xây 1 hoặc vài viên gạch ở giữa chiều dài bức tường trước để làm mốc. Sau đó dùng một miếng thép hoặc nhựa mỏng( như thẻ ngân hàng ), cắt rãnh để kẹp dây xây .Bước 9: Dùng dụng cụ để tạo bề mặt mạch theo ý muốn.Khoảng 20-30 phút sau khi rải, mạch vữa đã đủ khô, ta nên tiến hành miết mạch.
Bước 10: Dùng chổi, bàn chải làm sạch bề mặt của tường
Quay lại bước 7 đến bước 10 để tiếp tục xây cho đến độ cao mong muốn.
Vệ sinh tường sau xây: Đừng bao giờ để quá 2 ngày sau khi xây. Dùng nước và chổi phun rửa và cạo hết vữa và xi măng bám vào bề mặt tường. Pha 1 phần thuốc tẩy HCl với 10 phần nước dùng để làm sạch các vết xi măng còn đọng lại. Sử dụng dụng cụ bảo hộ, găng tay cao su, kính bảo hộ. Tiến hành từng mét vuông tường, tưới nước, dùng bàn chải và dung dịch tẩy chà rửa sạch, tưới nước rửa sạch dung dich tẩy. Không được để dung dịch khô ở trên gạch. Nếu bị dây vào người, ngay lập tức phải rửa sạch bằng nước.
Một vài yêu cầu kĩ thuật khi xây tường
Nên lựa chọn loại gạch chất lượng cao, thẳng đều, chắc gạch, hạn chế gạch mo hoặc gạch cong vênh. Nên lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín.Trước khi xây tường gạch, cần phải tưới nước cho gạch và phần bê tông( cột, dầm, sàn) ở tại vị trí chuẩn bị xây dựng.Chú ý khi xây phải căng dây nhợ: Căng dây nhợ ngang ( 3 hàng gạch 1 lần) và giăng dây nhợ dọc từ trên xuống dưới.Trải lớp vữa, hồ dầu mỏng lên đà hoặc sàn, cột trước khi xây tườngCần xây tường từ dưới lên trên, cứ 4 hàng gạch cấy sắt râu 1 lần ( sắt râu thường chừa sẵn trong lúc đổ bê tông cột) nhằm mục đích chống nứt nách tường sau này.Từng hàng gạch phải xây thẳng, mạch vữa phải đều từ khoảng 8- 12mm
Mạch vữa phương ngang, dọc phải vuông góc với nhau
Nếu xây tường 200 thì cần chú ý: Cứ xây 5 lớp gạch theo chiều dọc thì có xây 1 lớp gạch theo chiều ngang
Chú ý về thời gian xây: Cứ xây tường khoảng 1.5m thì ngưng xây, qua chỗ khác xây tiếp tục để tường có thời gian khô cứng. Sau đó thì xây tiếp, không nên xây cao quá một lượt dễ dẫn dến ngã đổ tường hoặc tường không thẳng. Khi quay lại xây tiếp cần tưới nước tại vị trí xây tiếp.Xây tường xong cần được bảo dưỡng tưới nước thường xuyên để vữa xây có đủ nước để liên kết với lớp chát sau này.