Việc sử dụng các vật liệu tái chế trong xây dựng có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí, từ khâu khai thác tài nguyên sản xuất vật liệu mới, chi phí trong quy trình sản xuất, chi phí về năng lượng đến nhiên liệu và chi phí lao động. Hơn hết, vật liệu tái chế sẽ làm giảm những tác động xấu, ảnh hưởng tới môi trường.
Bạn đang xem: Nhà từ vật liệu tái chế
Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, năm năm gần đây, Việt Nam nhập khẩu khoảng 18 triệu tấn thép vụn. Sắt thép vụn được coi là nguồn nguyên liệu dồi dào và dự báo tăng khoảng 1 tỉ tấn vào năm 2030 và tăng thêm 1,3 tỉ tấn đến năm 2050. Căn cứ vào năng lực sản xuất của các nhà máy, hiệp hội dự báo Việt Nam cần khoảng 31,6 triệu tấn sắt thép vụn giai đoạn 2018 – 2020, trong đó nhập khẩu chiếm gần 19 triệu tấn.
Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến môi trường và không để Việt Nam thành bãi rác thải phế liệu, cần có quy định và chế tài xử lý nghiêm đối với các đơn vị nhập khẩu sắt thép vụn vi phạm quy định, gây tác động không tốt với môi trường.
Sử dụng chai nhựa
Ý tưởng này không những phổ biến trên thế giới mà một vài công trình ở Việt Nam cũng đã áp dụng. Thực tế cho thấy, một bức tường được xây dựng từ chai nhựa cứng hơn gấp 20 lần so với các khối kết dính bê tông thông thường. Không chỉ vậy, những ngôi nhà như vậy có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt.
Bên cạnh đó, chi phí xây dựng nhà từ chai nhựa ước tính chỉ bằng 1/3 chi phí xây dựng nhà làm từ bê tông và gạch. Chi phí đổ đầy chai nhựa đã qua sử dụng bằng cát rẻ hơn nhiều so với mua vật liệu khác. Do đó, những ngôi nhà làm từ chai nhựa sẽ rẻ hơn nhà thông thường nên chủ nhà có thể đầu tư thêm vào các công trình phụ, bày trí, trang trí thêm.
Gạch từ gỗ vụn
Loại gạch này được pha trộn tổng hợp từ phế liệu ở các xưởng gỗ, xi măng, cát, chất kết dính, phụ gia không độc hại. Hỗn hợp vật liệu sau khi được chuyển đổi thành gạch, khối, tấm không chỉ được sử dụng trong các dự án xây dựng công nghiệp, thương mại, nhà ở mà còn dùng cho thiết kế cảnh quan. Vật liệu này có thể được đúc theo các kích cỡ, hình dạng, màu sắc và kết cấu khác nhau với chất lượng có thể so sánh với gạch và xi măng thông thường.
Quy trình tái chế tận dụng những phế liệu xây dựng thành vật liệu khá đơn giản. Phế liệu xây dựng sẽ được chuyển đến một bãi tập trung, cho vào máy nghiền và loại bỏ tạp chất cho ra cốt liệu thô làm đá bê tông thay thế cho đá xây dựng. Cốt liệu này sau khi trộn với cát, xi măng và nước sẽ cho ra bê tông thành phẩm.
Vật liệu xây dựng tái chế này có thể sử dụng cho các công trình hạ tầng giao thông công cộng. Đối với những dự án làm đường giao thông cần giải phóng mặt bằng, phế thải xây dựng sau khi xử lý có thể sử dụng làm vật liệu lót nền cho ngay tuyến đường đó.
Long An: Độc nhất vô nhị ngôi nhà thông minh được làm từ rác thải, có thể tháo ra, lắp lại như chơi lego
Sau 22 năm miệt mài nghiên cứu, ngôi nhà được làm hoàn toàn từ vỏ trấu và rác thải nhựa, rộng 64m2 do ông Phan Trọng Hoàn, ấp 3, xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức (Long An) thiết kế thành công năm 2013. Đến nay, sau hơn 7 năm đi vào sử dụng ngôi nhà này vẫn còn nguyên vẹn màu sơn, không bị thấm nước, xuống cấp.
Dân Việt trên
Ông Phan Trọng Hoàn ở ấp 3, xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức (Long An) đứng trước ngôi nhà làm từ vỏ trấu và rác thải nhựa đầu tiên do chính ông thiết kế (năm 2013).
Chia sẻ về ý tưởng làm ra ngôi nhà từ rác thải nhựa, ông Hoàn bảo: "Xuất thân từ nghề cơ khí, sau đó chuyển ngang làm trang trí nội thất nhà cửa, tôi đã đi hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long rồi TP. Hồ Chí Minh. Vào mỗi mùa mưa lũ, nhìn thấy vỏ trấu, rác thải nhựa trôi nổi trên các dòng sông làm ô nhiễm môi trường, cũng như rất lãng phí khi chúng không được tái chế lại, từ đó tôi đã có suy nghĩ biến chúng thành vật liệu xây dựng thay thế cho gạch, ngói nung truyền thống".
Nhưng làm thế nào để kết dính vỏ trấu với rác thải nhựa? Đó là bài toán khó mà ông Hoàn phải đi tìm lời giải trong suốt 22 năm.
Để cho ra đời thành công ngôi nhà thôn minh này, ông Hoàn đã dùng phương pháp dùng hạt nhựa tái sinh PP pha trộn với trấu trong một tỷ lệ phù hợp.
Đau đáu khi nhìn những “dòng sông rác” và những bãi rác “khổng lồ” vẫn từng ngày, từng giờ làm ô nhiễm môi trường đã luôn thôi thúc ông Hoàn nghiên cứu, tìm ra cách để có thể tái chế rác thải nhựa, không bị bỏ đi một cách lãng phí.
Để giải quyết bài toán khó này, ông Hoàn đã không ít lần thất bại khi sử dụng nhựa kết hợp với vỏ trấu hoặc nhựa với lõi ngô. Và câu trả lời đã được ông Hoàn tìm ra, đó là khi ông quyết định dùng hạt nhựa tái sinh PP pha trộn với trấu trong một tỷ lệ phù hợp.
Theo đó, rác thải nhựa được ông Hoàn thu gom, phân thành từng loại, nghiền nhỏ, làm sạch và theo quy trình trình tái chế riêng, sau đó thêm một số phụ gia chống lão hóa, chống cháy và chống ẩm mốc.
Ông Hoàn phải mất 22 năm đi tìm ra phương pháp kết hợp giữa vỏ trấu và rác thải nhựa, khi đã tìm ra được "đáp án", ông chỉ mất 5 ngày để cho ra đời ngôi nhà đầu tiên.
Xem thêm: Các vật liệu làm từ thép trong ngành cơ khí, vật liệu thép
"Không cần cốt, không hồ vữa, không nền, ngôi nhà được lắp ghép theo các gờ được thiết kế sẵn và có thể tháo ra đưa đi đâu cũng được" - ông Hoàn chia sẻ.
Ngôi nhà thông minh làm từ vỏ trấu và rác thải nhựa có thể tháo ra, di chuyển đến một vị trí khác để lắp ráp hoặc có thể tái chế lại.
Năm 2013, căn nhà đầu tiên được làm từ vỏ trấu kết hợp với rác thải nhựa chính thức được ông Hoàn cho ra đời. Chi phí để hoàn thiện căn nhà này có giá gần 200 triệu đồng.
Theo ông Hoàn, đặc điểm nổi bật của ngôi nhà này là có thể tháo ra, di chuyển đến một vị trí khác để lắp ráp hoặc có thể tái chế lại.
Ông Hoàn nói với gương mặt phấn chấn: "Sau khi cho ra lò mỗi viên gạch, lấy búa đóng vô, không cần xi măng hay keo. Nó chẳng khác gì chúng ta đang chơi trò lego".
Một ưu điểm nữa của ngôi nhà này mà theo ông Hoàn, đó là tường còn cứng hơn cả gỗ nên sẽ không bị ngấm nước. Mặt khác vẫn có thể bắt vít để treo các vật dụng trong gia đình.
Biến rác thải nhựa thành nhà nổi, đê kè biển
Sau khi ngôi nhà đầu tiên làm từ vỏ trấu và rác thải nhựa hoàn thành và cho ra mắt năm 2013, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho quy trình độc đáo này của ông Hoàn.
Hiện nay, ông Hoàn đã cho ra đời hơn 10 ngôi nhà thông minh được làm từ vỏ trấu và rác thải nhựa.
Không chỉ dừng lại ở đó, kiến trúc sư tài ba 71 tuổi - Phan Trọng Hoàn còn tiếp tục đăng ký sáng chế với vật liệu xây dựng được làm từ rác thải nhựa, rác thải công nghiệp, rác thải giày da, xỉ than tro từ các nhà máy nhiệt điện và các loại phế phẩm nông nghiệp.
"Đầu tiên tôi nghiên cứu chỉ sử dụng một loại nhựa, đó là nhựa kết hợp với vỏ trấu hoặc nhựa với lõi ngô. Nhưng đến nay tôi đã nghiên cứu thành công khi kết hợp tất cả các loại nhựa hỗn hợp lại với nhau, không bỏ cái gì hết. Từ nhựa nặng, nhựa nhẹ, nhựa tổng hợp, nhựa chịu lửa..." - ông Hoàn tiết lộ.
Theo ông Hoàn, hiện nay, nguồn từ rác thải công nghiệp của một số nhà máy đưa ra bãi rác rất nhiều, từ nguồn rác này sẽ được đưa về xử lý để tạo ra vật liệu phục vụ làm nhà ở thông minh.
Rác thải sau khi được tập kết sẽ được nghiền nhỏ.
Ngoài căn nhà làm từ rác thải và vỏ trấu được ông Hoàn làm cách đây hơn 7 năm, ông còn làm nhiều căn nhà cho chương trình nhà tình nghĩa Quốc gia. Trong đó, kết hợp với Bộ khoa học và công nghệ, Công đoàn viên chức Việt Nam làm nhà tình nghĩa ở các tỉnh Điện Biên, Sóc Trăng, Vĩnh Long.
"Sau khi các căn nhà trên được mọi người đưa vào sử dụng thì đến nay chất lượng đều tốt. Căn nhà ở Điện Biên nằm ngay ở vùng động đất, một số nhà xung quanh bị nứt tường thì căn nhà làm bằng nhựa vẫn rất tốt, đứng vững" - ông Hoàn chia sẻ.
Quy trình tái chế rác thải của ông Phan Trọng Hoàn.
So sánh giữa giá thành của căn nhà làm từ rác thải nhựa với nhà làm từ bê tông, ông Hoàn cho biết, trước đây, làm một căn nhà từ rác thải nhựa thì không có lãi. Nhưng hiện nay công nghệ, máy móc xử lý rác thải nhựa được cải tiến hiện đại, thời gan tới tới đây sẽ bắt đầu có lãi nhưng giá thành sẽ thấp hơn so với trước và có thể cạnh tranh với nhà xây bằng bê tông.
Tính đến thời điểm hiện tại, ông Hoàn đã thiết kế và đưa và sử dụng hơn 10 căn nhà được làm từ rác thải nhựa và vỏ trấu.
Trong buổi trò chuyện, ông Hoàn còn đưa ra ý tưởng tạo bạo, đó là hướng đến làm nhà nổi để phục vụ những vùng thường xuyên xảy ra lũ và dùng nhựa tái chế làm đê chắn sóng biển.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.