Cho tôi xin hướng dẫn tài khoản 152 nguyên liệu, vật liệu trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào? – Hải Đăng (Bình Dương).
Bạn đang xem: Nhập kho nguyên vật liệu
>> Hướng dẫn tài khoản 151 (hàng mua đang đi đường) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023
>> Hướng dẫn tài khoản 138 (phải thu khác) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023
1. Nguyên tắc kế toán của tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì nguyên tắc kế toán của tài khoản 152 nguyên liệu, vật liệu trong doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
* Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu phản ánh vào tài khoản này được phân loại như sau:
- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ... không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm.
- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động.
- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.
- Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất...
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.
* Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu trên Tài khoản 152 phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc. Nội dung giá gốc của nguyên liệu, vật liệu được xác định tùy theo từng nguồn nhập.
- Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, các khoản thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,... nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):
+ Trường hợp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng.
+ Trường hợp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
- Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến và chi phí chế biến.
- Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công chế biến.
- Giá gốc của nguyên liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận.
* Việc tính trị giá của nguyên liệu, vật liệu xuất kho trong kỳ, được thực hiện theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp giá thực tế đích danh;
- Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ;
- Phương pháp nhập trước, xuất trước.
Xem thêm: 5 mẫu gạch giả gỗ tây ban nha hudson 20 x 120 cm, 11 mẫu gạch giả gỗ tây ban nha chất lượng
Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong cả niên độ kế toán.
* Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, thì cuối kỳ kế toán phải tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức:
Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của NVL (1) | = | Giá thực tế của NVL tồn kho đầu kỳ | + | Giá thực tế của NVL nhập kho trong kỳ |
Giá hạch toán của NVL tồn kho đầu kỳ | + | Giá hạch toán của NVL nhập kho trong kỳ |
Giá thực tế của NVL xuất dùng trong kỳ | = | Giá hạch toán của NVL xuất dùng trong kỳ | x | Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của NVL (1) |
* Không phản ánh vào tài khoản này đối với nguyên vật liệu không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như nguyên vật liệu nhận giữ hộ, nguyên vật liệu nhận để gia công, nguyên vật liệu nhận từ bên giao ủy thác xuất nhập khẩu...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu) như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc đưa đi góp vốn;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;
- Chiết khấu thương mại được hưởng khi mua nguyên liệu, vật liệu;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ:
Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
3. Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán như sau:
Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ kế toán được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thỏa mãn các tiêu chuẩn tại khoản 2, 3 Điều 6 Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới.
Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi đơn vị tiền tệ.
Đồng thời nếu mua từ nguồn NSNN; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại, ghi
Nợ TK 337 – Tạm thu (3371, 3372, 3373)
Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36612, 36622, 36632)
Đồng thời, ghi:
Có TK 008 (008211, 008212, 008221, 008222) – Nếu được cấp bằng nguồn NSNN
Có TK 014 – Phí được khấu trừ, để lại (nếu được cấp bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại)
Hướng dẫn thực hiện |
Cách 1: Vào phân hệ Tồn kho. Ấn vào biểu tượng Phiếu nhập kho trên sơ đồ Chọn nghiệp vụ: Nhập kho nguyên liệu, vật liệu chưa thanh toán dùng cho các hoạt động hành chính, sự nghiệp Nợ 152/ có 3311Phần mềm hỗ trợ mở lên Phiếu nhập kho đã gắn sẵn mã Nghiệp vụ/ Lý do NK0004 – Nhập kho nguyên liệu, vật liệu chưa thanh toán dùng cho các hoạt động hành chính, sự nghiệp Nợ 152/ có 3311 và các thông tin ngầm định của nghiệp vụ/lý do này như tài khoản nơ/có, nguồn, chương, khoản, mục, tiểu mục, nghiệp vụ,… theo khai báo trong “Hệ thống/Cấu hình/Danh mục nghiệp vụ ngầm định (lý do)“.Khai báo các thông tin chung: mã khách, diễn giải, ngày hạch toán, trạng thái,…Khai báo thẻ Chi tiết: mã hàng, mã kho, số lượng, giá, tiền,…Khai báo thẻ Chứng từ gốc (nếu có): số chứng từ kèm theo, thông tin chi tiết số chứng từ gốc (dùng cho mẫu in Phiếu nhập kho).Nhấn Lưu.Chọn biểu tượng In trên thanh công cụ để in chứng từ.Cách 2: Vào phân hệ Tồn kho\ Phiếu nhập kho, chọn biểu tượng Mới trên thanh công cụ.Chọn Nghiệp vụ lý do = NK0004 – Nhập kho nguyên liệu, vật liệu chưa thanh toán dùng cho các hoạt động hành chính, sự nghiệp Nợ 152/ có 3311: để phần mềm hỗ trợ lấy các thông tin ngầm định như tài khoản nơ/có, nguồn, chương, khoản, mục, tiểu mục, nghiệp vụ,… theo khai báo trong “Hệ thống/Cấu hình/Danh mục nghiệp vụ ngầm định (lý do)“. Đây chỉ là tiện ích hỗ trợ nhập liệu nhanh, khi lưu phiếu không lưu lại trường nghiệp vu/lý do nàyKhai báo các thông tin chung: mã khách, diễn giải, ngày hạch toán, trạng thái,…Khai báo thẻ Chi tiết: mã hàng, mã kho, số lượng, giá, tiền,…Khai báo thẻ Chứng từ gốc (nếu có): số chứng từ kèm theo, thông tin chi tiết số chứng từ gốc (dùng cho mẫu in Phiếu nhập kho).Nhấn Lưu.Chọn biểu tượng In trên thanh công cụ để in chứng từ. |
Tiện ích |
Chứng từ tự động: Nhấp vô nút này để xem được chứng từ sinh tự động, đồng thời cho phiếu mà con trỏ đang đứng (Nếu có)
Lưu ý |
Báo cáo kiểm tra, đối chiếu |
(Tính năng này không khả dụng đối với phiên bản Dịch vụ).