Dán gạch vào tường cũ giúp cải thiện diện mạo của ngôi nhà. Đồng thời, lớp gạch ốp tường sẽ bảo vệ căn nhà khỏi những tác động tiêu cực của môi trường. Chẳng hạn như nấm mốc, ẩm thấp, nứt vách hay côn trùng xuất hiện v.v.
Bạn đang xem: Quy trình ốp gạch tường cũ
Vậy ốp gạch vào tường cũ liệu có tốt không? Chắc hẳn bạn còn đang băn khoăn về cách ốp gạch tường cũ làm sao cho đẹp và đúng kỹ thuật? Bạn đừng lo, chúng tôi ở đây để hướng dẫn bạn cách làm chính xác và nhanh nhất có thể.
NỘI DUNG BÀI VIẾT <ẨN>
ToggleLợi ích khi ốp gạch tường cũ
Hướng dẫn cách ốp gạch tường cũ đẹp và đúng kỹ thuật
Có nên ốp gạch lên tường cũ không?
Sau một thời gian dài sử dụng, tường nhà không thể tránh khỏi tình trạng xuống cấp. Các vấn đề như nấm mốc, bong tróc làm xấu xí bên trong căn nhà. Thậm chí đây là điều kiện thích hợp cho các loại côn trùng độc hại ẩn náu.
Do đó, hãy tìm hiểu ngay cách ốp gạch tường cũ vì đây là cách lý tưởng để giải quyết những vấn đề này. Vậy tại sao nên tin tưởng cách làm này? Hãy đọc tiếp nội dung dưới đây để khám phá.
Hướng dẫn cách ốp gạch lên tường cũ
Bạn nghĩ sao khi một bức tường bị ố vàng hoặc một mảng sơn bị bong tróc trên tường? Nó thực sự khá là khó coi và đem lại cảm giác khó chịu cho người sử dụng. Tuy nhiên, khi bạn ốp bằng gạch, bức tường cũ sẽ biến mất. Bức tường mới sẽ mang lại một diện mạo sạch đẹp và thẩm mỹ hơn rất nhiều.
Bên trong căn nhà cũ trước khi ốp gạch
Căn nhà sau khi cải tạo kết hợp ốp gạch tường cũ
Chủng loại và mẫu mã của gạch ốp tường hiện nay vô cùng đa dạng. Có gạch 3D sống động và thu hút vô cùng. Và còn có cả một số loại gạch mosaic thủy tinh đẹp mắt và sang trọng. Các loại gạch ốp tường vân gỗ, vân đá cũng là xu hướng rất hiện đại khi hoàn thiện hiện nay. Việc tận dụng gạch ốp tường sẽ hỗ trợ bạn tạo ra một không gian lôi cuốn hơn.
Nếu tường không được dán gạch, sau một thời gian sử dụng tường sẽ bị nấm loang lổ. Hiện tượng bong tróc sơn, và xuất hiện các khuyết điểm khác. Gạch dùng để ốp tường cũ hoạt động như một tấm chắn tuyệt vời chống lại các tác động bên ngoài. Đồng thời nó đảm bảo cho bức tường của bạn chắc chắn hơn và có tuổi đời lâu hơn.
Lớp gạch sẽ giảm quá trình trao đổi nhiệt giữa bên trong và bên ngoài. Điều này sẽ giúp căn nhà chống nóng vào mùa hè hiệu quả, đồng thời tạo sự ấm áp hơn vào mùa đông.
Gạch dùng để ốp tường đa số có bề mặt sáng bóng, rất dễ bảo dưỡng và vệ sinh. Không chỉ vậy, bề mặt gạch ít bị bám bẩn hơn. Điều này cho phép chúng ta duy trì ngôi nhà sạch sẽ và sáng bóng bằng cách lau chùi dễ dàng.
Khi ốp gạch tường cũ, dù bạn là thợ chuyên nghiệp hay chủ nhà tự thi công đều cần tuân thủ thực hiện đúng kỹ thuật và thiết kế. Đó là các khâu chuẩn bị vật liệu, xử lý mặt bằng, kỹ thuật ốp lát, vệ sinh sản phẩm.
Trước tiên, bạn cần chọn mẫu gạch ốp tường đảm bảo chất lượng và phù hợp nhu cầu của mình. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạch lát tường khác nhau. Trong đó đá granite được đánh giá cao nhất về chất lượng và thời gian sử dụng lâu dài. Các loại gạch ceramic, gạch porcelain, gạch mosaic cùng rất đa dạng cho bạn lựa chọn.
Mẫu gạch vân đá trắng xám ốp tường
Mẫu gạch thẻ trắng ốp tường
Mẫu gạch ốp tường cũ đẹp
Khi nói đến tường cũ thì có nghĩa là nó đã được trát xi măng và phủ sơn. Vì vậy trước khi ốp gạch lên chúng ta cần loại bỏ lớp vữa trát và sơn cũ này đi. Sau đó cần tô trát lại đảm bảo cường độ và bề mặt bằng phẳng trước khi ốp lát.
Sử dụng thước đo để tính số mét vuông gạch và lớp nền cần dùng đến. Cách làm này giúp bạn giảm thiểu lãng phí vật liệu cũng như sự thay đổi về chất lượng và màu sắc của gạch giữa các lô sản phẩm.
Hướng dẫn cách ốp gạch tường cũ đẹp và đúng kỹ thuật
Nhiều chủ nhà còn đang thắc mắc làm thế nào họ có thể dán gạch lên bức tường cũ. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách ốp gạch tường cũ rất dễ dàng và hiệu quả ngay tại đây.
Bước 1: Chuẩn bị thi công
Để đảm bảo thực hiện quy trình cách dán gạch tường cũ hoàn hảo nhất. Trước khi bắt đầu thi công, bạn cần đo kích thước tường cũ. Sau đó tính toán số lượng gạch cần sử dụng và chọn mẫu gạch phù hợp.
Bước 2: Tiến hành loại bỏ lớp phủ và xử lý lớp tường cũ
Kế tiếp sau bước chuẩn bị, bạn cần hết sức lưu ý đến việc xử lý bề mặt tường cũ. Do tường ban đầu bị ẩm mốc, bong tróc nên phải xử lý trước khi ốp lát. Nó không chỉ đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật mà nó còn giúp gạch bám vào bề mặt tường chắc chắn hơn.
Đục cạo bỏ lớp sơn và vữa cũ trên tường
Đầu tiên, bạn phải loại bỏ lớp sơn cũ hiện có. Nếu lớp sơn này vẫn còn, khả năng bám dính của gạch với tường sẽ bị giảm đi. Sau đó, lớp vữa cũ cần được cạo đi bằng một dụng cụ chuyên dụng. Tiếp theo nếu cần thiết bạn có thể tô trát lại để tạo độ bằng phẳng cần thiết.
Bước 3: Trát keo hoặc vữa lên nền tường cũ.
Để lát gạch, hãy sử dụng hỗn hợp hồ dầu hoặc Keo Dán Gạch chuyên dụng. Cần đảm bảo bề mặt tường bằng phẳng với độ bám dính tốt nhất. Độ dày của keo hoặc hồ dầu phải được thi công đồng đều với chiều dài phù hợp.
Trét keo dán gạch lên bề mặt tường cũ
Chúng tôi khuyến nghị bạn nên sử dụng keo dán gạch thay thế hồ dầu xi măng. Vì chất lượng keo dán cao hơn nên sẽ đảm bảo độ bám dính và thẩm mỹ nhất khi sử dụng.
Bước 4: Cách ốp gạch lên tường cũ
Thi công ốp gạch lên bề mặt tường đã trải vữa và dán keo. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, hãy đặt các viên gạch một cách nhẹ nhàng và chính xác theo đúng thứ tự. Tiếp đến, dùng búa cao su gõ đều lên bề mặt viên gạch để gạch bám chắc nhất vào bề mặt tường. Tốt nhất là nên giữ khoảng cách giữa các viên gạch từ 1mm đến 1,5mm.
Dán gạch vào tường cũ
Lắp ke mạch gạch để đảm bảo thẩm mỹ
Bước 5: Hoàn thiện ke mạch
Với công đoạn này, người dùng thường sử dụng xi măng trắng trộn với nước theo tỷ lệ 1: 1. Để đảm bảo vữa vừa hoàn hảo, không quá nhão cũng không quá cứng. Để hạn chế tối đa vữa thừa bám vào bề mặt gạch, hãy dùng bay có đầu nhọn để đặt vữa vào khe nối.
Sử dụng keo chà mạch gạch sau khi ốp gạch
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường bạn hoàn toàn có thể sử dụng Keo Chà Mạch. Đây là keo được sản xuất tại nhà máy sẽ tốt hơn về độ bám dính và tránh bị ố vàng sau thời gian dài sử dụng.
Bước 6: Vệ sinh sạch sẽ nền tường sau khi ốp lát
Sau khi lấp đầy khoảng trống giữa các khối bằng chất kết dính thì không thể tránh khỏi bụi bẩn, vữa và keo dính trên bề mặt gạch. Do đó, bề mặt phải được làm sạch sau khi thi công. Khi lớp vữa trên nền gạch đã khô hoàn toàn, bạn mới tiến hành chà sạch. Thay vì sử dụng hóa chất, hãy dùng khăn sạch lau chùi.
Một số lưu ý khi dán gạch vào tường cũ
Sau khi đã tìm hiểu hướng dẫn cách ốp gạch tường cũ theo đúng quy trình. Tiếp theo, bạn cần chú ý thêm những vấn đề sau:
Công đoạn chuẩn bị phải được thực hiện một cách thận trọng và tỉ mỉ. Cần loại bỏ lớp vữa bong tróc, bụi bẩn và làm phẳng bề mặt tường.
Không nên ngâm gạch trong nước trước khi ốp lát. Do khả năng bám dính và chất lượng gạch ốp sẽ bị ảnh hưởng.
Nên lát gạch từ ngoài vào trong. Phần còn lại thì có thể cắt và ghép gạch mà không có tác động quá lớn đến tường.
Xác định số lượng và kích thước gạch sử dụng chính xác. Hạn chế tối đa việc phải cắt và ghép gạch.
Xem thêm: Itp trong xây dựng là gì - itp_ kết nối việt nhật chuyên ngành xây dựng
Chọn loại ốp gạch thích hợp cho từng không gian. Đối với những vị trí đặc thù như nhà vệ sinh thì cần chọn loại gạch có khả năng chống thấm tốt. Đồng thời bề mặt viên gạch phải có độ nhám để chống trơn trượt.
Khi chọn gạch ốp tường ngoài trời, hãy chọn ốp gạch có độ chống thấm cao. Chất liệu gạch cần ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết đầy đủ để thi công một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu bạn không có kinh nghiệm, đừng ngại thuê một giám sát có năng lực để kiểm soát chất lượng.
Điều quan trọng hơn hết phải xử lý các vết bẩn bám dính trên bề mặt gạch khi thi công. Tránh để lâu hơn 24 giờ, vì điều này sẽ khiến các vết bẩn bám chặt hơn và khó xử lý.
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như nước ta, các bức tường rất dễ gặp phải tình trạng nấm mốc, bong tróc và cũ kỹ mất thẩm mỹ chỉ sau một thời gian sử dụng. Sử dụng gạch ốp lát được đánh giá lựa chọn tối ưu nhất để xử lý sự cố này. Gạch ốp tường là sản phẩm vừa có công năng bảo vệ tường trước điều kiện thời tiết và môi trường cũng như gia tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Vậy, các bước ốp gạch tường cũ là gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để đảm bảo kỹ thuật ốp lát gạch chuẩn nhất.Mã công trình: 113
Đơn giá: Liên hệ
ĐẶT CÔNG TRÌNH NÀY
Hạng mục thi công: Thi công ốp lát,
Khu vực thi công:
Mô tả chi tiết
1.Nguyên tắc thi công ốp gạch lên tường cũ
Bạn là một người thợ xây chuyên nghiệp hay tự thực hiện ốp gạch tường cũ thì vẫn cần đảm bảo tuân thủ đúng thiết kế, đúng kỹ thuật. Bao gồm các bước: Chuẩn bị nguyên vật liệu, xử lý mặt bằng, ốp lát đúng kỹ thuật, hoàn thiện và vệ sinh bề mặt gạch.
+ Đầu tiên, bạn cần chọn mua mẫu gạch ốp tường chất lượng, màu sắc, họa tiết và kích thước phù hợp với mục đích sử dụng.
+ Cách ốp gạch tường cũ là cách ốp gạch trên tường đã được trát vữa và sơn màu. Bởi vậy, thế trước khi ốp gạch lên tường cũ thì bạn cần đục bỏ và xây trát lại hoàn toàn mới trước khi ốp gạch để giữa gạch và nền tường tăng khả năng bám dính.
+ Dùng thước đo để xác định được đối với khu vực tường cần ốp sẽ sử dụng bao nhiêu mét vuông gạch, lớp nền. Đây là công đoạn giúp bạn giảm thiểu lãng phí vật liệu và tỷ lệ chênh lệnh giữa chất lượng và màu sắc gạch qua từng lô sản phẩm một cách tối đa.
2.Hướng dẫn thi công ốp gạch tường cũ đơn giản, đúng kỹ thuật
– Bước 1: Thực hiện căn chỉnh lề tường cần ốp gạch
Để đảm bảo tường cũ sau khi ốp gạch không bị mắc lỗi về tính thẩm mỹ. Trước khi ốp gạch trên tường thì cần tiến hành bước này.
+ Sử dụng 1 thanh gỗ ngang và thẳng để lấy cữ cho mép dưới của gạch ốp.
+ Sử dụng bút chì để đánh dấu chiều cao của gạch ốp tường sao cho cân đối.
+ Sử dụng dây dọi để căn đường dọc và thước li-vô để căn đường ngang.
– Bước 2: Trát vữa xây hoặc sử dụng keo dán gạch để ốp gạch lên tường
+ Trát vữa (hoặc keo dán gạch) lên tường theo từng mảng ô vuông rộng.
+ Sử dụng bay dán gạch có hình lượn sóng để tạo các đường vữa uốn lượn.
– Bước 3: Ốp gạch
+ Đặt từng viên gạch ốp tường lên trên nền vữa, tiến hành ấn nhẹ hoặc dùng búa cao su gõ nhẹ cho đến khi vữa tràn lên bề mặt khe gạch thì dừng lại.
+ Khoảng cách giữa 2 viên gạch khoảng từ 1mm đến 1,5mm để tạo nên các vị trí ke mạch.
– Bước 4: Chít ke mạch
Ở bước này, nhiều người thường vẫn dùng xi măng trắng hòa nước theo tỷ lệ 1:1 để vữa không quá nhão, không quá cứng. Sử dụng loại bay có mũi nhọn để đưa vữa vào ke mạch, tránh vữa thừa bám trên bề mặt gạch.
– Bước 5: Vệ sinh bề mặt gạch ốp
Bạn nên tiến hành lau chùi vữa trên bề mặt gạch ốp tường khi vữa xây chưa khô hẳn. Lưu ý, nên sử dụng giẻ khô sạch để lau thay vì dùng hóa chất.
3.Một số lưu ý trong thi công ốp gạch tường cũ
Các bước trong kỹ thuật ốp lát gạch đều có sự liên kết với nhau. Do đó, bạn cần đảm bảo tuân thủ thực hiện theo đúng quy trình các bước nêu ra ở trên.
Ngoài ra, người thực hiện thi công ốp gạch tường cũ cũng cần lưu ý các yếu tố sau:
+ Xác định số lượng và kích thước gạch ốp cần dùng chuẩn xác.
+ Hạn chế tình trạng phải cắt ghép gạch.
+ Khâu chuẩn bị cần loại bỏ bụi bẩn và làm phẳng bề mặt nền tường.
+ Tránh ngâm gạch ốp vào nước trước khi ốp lát.
+ Nhanh chóng vệ sinh các vết bẩn trên bề mặt gạch sau khi thi công. Tránh để quá 24h khiến các vết bẩn bám dính chặt hơn gây giảm chất lượng công trình.
Cách ốp gạch trên tường cũ với các bước thực hiện chi tiết trên đây. Sẽ giúp bạn tự mình thi công ốp gạch tường cũ chuẩn xác và đúng kỹ thuật nhất.
Tường nhà bạn đã cũ, cần ốp gạch mới, hãy liên hệ với Thợ Tốt, ở đây chúng tôi có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, những anh thợ lành nghề sẽ hỗ trợ bạn hết mình!