Thi công ốp gạch đúng kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng giúp duy trì bề mặt công trình phẳng đẹp và bền vững với thời gian. Ngược lại, nếu kỹ thuật ốp lát không đảm bảo, nguy cơ nứt vỡ, phồng rộp chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng là rất cao, đặc biệt với những khu vực thường xuyên chịu tác động từ môi trường khắc nghiệt. Vậy thi công ốp lát gạch đúng kỹ thuật là như thế nào? Tìm hiểu trong bài viết sau. Bạn đang xem: Quy trình ốp gạch
Các bước thi công ốp gạch tường, lát nền nhà đúng kỹ thuật
1. Chuẩn bị nhân công và vật liệu xây dựng
Để quá trình thi công đảm bảo đúng kỹ thuật ốp lát, chủ đầu tư hoặc nhà thầu nên lựa chọn nhân công có trình độ và kinh nghiệm, đã từng thực hiện ốp gạch với chủng loại tương tự. Điều này sẽ giúp việc thi công ốp gạch diễn ra chính xác và nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, cần kiểm tra đầy đủ các dụng cụ chuẩn bị cho quá trình thi công nội thất chung cư, căn hộ như bay ốp lát răng cưa, xô đánh vữa, búa cao su, ca đong, thước, vải sạch để vệ sinh,…
Gạch ốp lát sử dụng cho công trình cần được bảo quản theo chủng loại và màu sắc riêng để tránh nhầm lẫn trong quá trình thi công. Riêng đối với gạch Ceramic, cần ngâm trong nước sạch ít nhất 30 phút và để khô hoàn toàn trước khi thi công ốp gạch.
2. Kiểm tra nền, tường và vệ sinh bề mặt
Trước khi tiến hành thi công, cần kiểm tra lại toàn bộ khu vực cần ốp gạch và điều chỉnh nếu cần thiết. Bề mặt được đánh giá đạt chuẩn dựa trên các tiêu chí sau:
Mặt nền phải đảm bảo phẳng, ổn định, độ chênh lệch không quá 3mm.Bề mặt ốp lát phải chắc chắn và được làm sạch hoàn toàn các tạp chất để đảm bảo độ bám dính khi tiến hành thi công ốp gạch.Đặc biệt, đối với các hạng mục thi công có các chi tiết chôn sẵn, hệ thống kỹ thuật và chống thấm, cần nghiệm thu thật kỹ để tránh sai sót trước khi thi công.Đối với bề mặt tường cũ, cần dỡ bỏ lớp gạch cũ và loại bỏ hoàn toàn keo dán gạch còn bám trên nền và tường nhà để đảm bảo chất lượng thi công ốp gạch đúng kỹ thuật.Dù kỹ thuật ốp lát của người thợ có đảm bảo đến đâu nhưng những yếu tố này không được kiểm tra kỹ lưỡng thì nguy cơ nứt vỡ, cong vênh vẫn có thể xảy ra.
3. Lựa chọn chất kết dính
Lựa chọn chất kết dính phù hợp với chủng loại gạch giúp đảm bảo độ bám dính của vật liệu với bề mặt khi thi công. Chủ đầu tư có thể lựa chọn vữa xi măng hoặc keo dán gạch. Tuy nhiên, nên ưu tiên chọn keo để đẩy nhanh tốc độ thi công ốp gạch, đảm bảo kỹ thuật ốp lát cũng như tăng cường độ bám dính của vật liệu so với các phương pháp thông thường.
Dưới đây là các loại keo dán gạch đa năng của Weber - thương hiệu đến từ Pháp nổi tiếng thế giới, gia chủ và các thầu thợ có thể tham khảo để giúp nâng cao chất lượng và “tuổi thọ” cho công trình.
Webertai vis
Keo dán gạch thông dụng với độ bám dính cực kỳ tốt dành cho các loại gạch đá hút nước như ceramic.
Webertai fix
Với độ bám dính vượt trội gấp 4 lần so với các loại keo dán gạch thông thường, phù hợp với các loại gạch hút nước và ít hút nước như marble, granite…
Webertai gres
Loại keo dán gạch chuyên dụng dành cho khu vực ẩm ướt như hồ bơi, phòng tắm… và các loại gạch đá tự nhiên và nhân tạo khổ lớn.
Các loại keo dán gạch/đá Weber đều đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng vì đạt tiêu chuẩn low - VOCs.
4. Căn chỉnh lề tường
Trong kỹ thuật ốp lát, căn chỉnh lề tường trước khi dán gạch giúp bề mặt tường không bị các lỗi thẩm mỹ như gạch xô lệch, không thẳng hàng. Bạn có thể dùng một thanh gỗ gang thẳng để lấy cữ ở mép dưới của gạch, sau đó đo chiều cao cho từng hàng gạch. Tiếp theo, dùng bút chì để đánh dầu đường mạch và dùng thước li vô căn đường ngang, dùng dây dọi căn đường dọc để đảm bảo đường gạch lên cân đối nhất.
5. Trát vữa hoặc trét keo dán gạch
Dùng bay răng cưa trát một lớp vữa hoặc keo dán gạch đồng đều trên bề mặt có diện tích khoảng từ 1-3 mét vuông. Việc sử dụng bay răng cưa sẽ tạo ra những đường lượn sóng giúp tăng khả năng bám dính của gạch trên bề mặt thi công ốp gạch. Ngoài ra, đối với các loại gạch, đá có tiết diện lớn nên trát thêm một lớp keo hoặc vữa mỏng ở mặt sau viên gạch để tạo độ bám cao hơn.
6. Thi công ốp gạch và căn chỉnh đường ron
Đây là bước quan trọng nhất trong kỹ thuật ốp lát, giúp bề mặt tường sau khi hoàn thiện chắc chắn và đảm bảo tính thẩm mỹ. Để thực hiện, thợ thi công ốp gạch có thể sử dụng ke mạch để căn chỉnh chính xác đường ron giữa hai viên gạch, duy trì khoảng cách đồng đều cho toàn bộ bề mặt ốp lát.
Kỹ thuật ốp lát các loại gạch
Các bước thi công ốp gạch được đề cập ở trên có thể áp dụng cho tất cả các loại gạch cũng như hạng mục thi công khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại gạch vẫn có những đặc điểm khác nhau, do đó, cần chú ý để đảm bảo thi công đúng kỹ thuật ốp lát. Một số loại gạch phổ biến nhất hiện nay gồm:
Gạch Mosaic
Gạch Mosaic là những mảnh ghép được tạo thành từ việc gắn kết các viên thủy tinh, đá ốp, gạch men sứ có kích cỡ mỗi cạnh từ 2 - 10cm lại với nhau. Nhờ đa dạng về chất liệu cũng như mẫu mã, gạch Mosaic được ứng dụng trong rất nhiều hạng mục công trình khác nhau như nhà tắm, hồ bơi, bếp,… Tuy nhiên, đây là một trong những vật liệu khá mới, đòi hỏi kỹ thuật ốp lát phải đảm bảo để tránh làm hư hỏng gạch trong quá trình thi công.
Ngoài việc đảm bảo thực hiện các bước thi công ốp gạch theo hướng dẫn, bạn cần chú ý các vấn đề sau:
Không thi công ốp gạch Mosaic trong môi trường ẩm ướt làm giảm độ kết dính và chất lượng bề mặt sau khi thi công.Cần dàn keo dán gạch thật đều nhằm hạn chế tình trạng tạo ra các khoảng trống gây nứt vỡ, thấm nước.Lựa chọn loại keo dán gạch phù hợp và điều chỉnh đúng thời gian quy định trong hướng dẫn.Không được chít mạch khi keo chưa khô hoàn toàn.
Gạch Mosaic là gì và giải pháp thi công gạch Mosaic
Hướng dẫn dán gạch Mosaic đúng kỹ thuật
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Cách dán gạch mosaic bằng keo dán gạch Weber đúng kỹ thuật
Gạch Inax
Gạch Inax là loại gạch thẻ ốp tường thuộc dòng gạch cao cấp, có khả năng chịu lực nén rất tốt, đảm bảo bề mặt luôn chắc chắn trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, gạch Inax cũng có khả năng chống thấm nước và chống bám bẩn rất tốt, phù hợp với cả các hạng mục nội thất lẫn ngoại thất.
Quá trình thi công dán gạch Inax ngoài đảm bảo các kỹ thuật ốp lát theo đúng các bước hướng dẫn còn cần chú ý các điểm sau:
Tuyệt đối không làm ẩm gạch trước khi ốp lát.Trong quá trình thi công ốp gạch, không được để vôi vữa và các tạp chất khác bám trên bề mặt gạch.Không dùng keo hoặc vữa quá ướt hoặc quá khô.Dùng giẻ sạch vệ sinh bề mặt ngay sau khi keo, vữa khô để tránh ảnh hưởng đến bề mặt gạch.BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM: Mẫu mặt tiền nhà đẹp và cách thi công gạch dán tường hiệu quả nhất
Gạch giả cổ
Gạch giả cổ là những sản phẩm được thiết kế dựa trên cảm hứng những viên gạch tường cổ, mang đến không gian đậm chất cổ điển, nhẹ nhàng cho công trình. Tuy nhiên, gạch giả cổ vẫn đảm bảo được các đặc điểm của gạch mới như khả năng chống thấm, chống ẩm mốc cũng như nhiệt độ cao.
Về kỹ thuật, gạch giả cổ có thể thi công theo kiểu ốp có mạch hoặc không mạch tùy theo nhu cầu. Tuy nhiên, đây là loại gạch thấm nước nhiều nên cần chú ý những điểm sau:
Kiểm tra chất lượng gạch và loại bỏ những viên bị bể vỡ.Tiến hành ngâm nước khoảng 10 phút hoặc đến khi gạch ngưng thấm nước hoàn toàn.Đối với gạch giả cổ, nên giữ đường ron khoảng 10 - 12mm để đảm bảo tính mỹ thuật cho công trình.Ron gạch phải được trét đều, thấm hơn bề mặt khoảng 2 - 3mm để tạo nét đẹp cho tường.Hạn chế tối đa tình trạng vữa hoặc keo dán gạch bám trên bề mặt làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ sau khi hoàn thiện.Về cơ bản, kỹ thuật ốp lát gạch đá trang trí sẽ được tiến hành tương tự như nhau. Tuy nhiên, gia chủ cần chú ý đến đặc điểm của từng loại gạch để lựa chọn keo dán gạch hoặc chuẩn bị vữa xi măng phù hợp, đảm bảo độ bám dính cũng như tính thẩm mỹ cho công trình sau khi hoàn thiện.
Để biết thêm thông tin về các sản phẩm thi công ốp lát như keo dán gạch, keo chà ron, keo silicon.... Hãy liên hệ ngay với Weber để được đội ngũ nhân viên tư vấn giải pháp thi công và sản phẩm ốp lát phù hợp. Thông tin liên hệ:
Tags
Bạn có thích bài viết này không?
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản để nhận thêm thông tin.
Gạch ốp lát là yếu tố không thể thiếu để tạo nên diện mạo cho ngôi nhà hiện đại và đẹp mắt. Trong đó, kỹ thuật ốp lát gạch là công đoạn quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ và chất lượng của ngôi nhà.
Vì vậy, trong bài viết này TTC sẽ hướng dẫn các bạn các bước ốp lát gạch một cách chuẩn đẹp và đúng kỹ thuật để bạn có thể tự tay hoàn thiện ngôi nhà của mình.
1.Hướng dẫn thi công gạch ốp tường
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cần thiết
- Lựa chọn gạch ốp tường: đảm bảo chất lượng, cùng một mã màu, cùng một đuôi màu, đúng quy cách, không bị nứt mẻ, đường nét hoa văn sắc nét… Đảm bảo gạch trước khi thi công phải khô và sạch.
- Chuẩn bị dụng cụ thi công gồm: bay (nên dùng bay răng cưa), thước, máy cắt gạch, dây căn, nivô, xô chứa vữa, máy trộn bằng điện và 2 đầu máy trộn, giẻ sạch hoặc xốp nước để vệ sinh gạch,…
Một số dụng cụ cần chuẩn bị để ốp gạch
- Chuẩn bị keo dán gạch:
+ Keo dán gạch: Để trộn keo dán chuẩn, bạn cần pha bột vào trong nước với tỉ lệ keo/nước là 4:1 (theo khối lượng) hoặc 3:1 (theo thể tích).
+ Khi trộn có thể dùng máy trộn hoặc dùng tay trộn đều, không để keo bị vón cục. Keo đã trộn tuyệt đối không cho thêm nước và nên được dùng hết trong 2-4 tiếng tùy loại keo.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt tường
- Trước khi ốp gạch lên tường, bạn cần kiểm tra bề mặt tường và đảm bảo bề mặt tường phải sạch và bằng phẳng.
- Nếu tường nhà có phần lồi lõm, bạn cần trát thêm vữa để giúp bề mặt ốp được bằng phẳng. Việc này sẽ giúp keo dán gạch hoặc xi măng bám chắc vào cốt nền và giữ cho gạch ốp khi thi công đảm bảo tính thẩm mỹ và bền đẹp.
Bước 3: Rải keo dán gạch lên tường
- Để rải phần keo lên bề mặt tường, bạn nên dùng bay có răng cưa kéo theo phương ngang và giữ phần bay nghiêng khoảng 45 độ khi kéo bay để dàn keo được đều.
- Đối với loại gạch ốp tường có kích thước lớn hơn 25x25, cần cho thêm một lớp keo phủ đầy ở mặt sau gạch để đảm bảo đề mặt này sẽ tiếp xúc hoàn toàn với keo sau khi ốp.
Bước 4: Ốp gạch lên tường
- Khi ốp viên đầu tiên, nhấn nhẹ viên gạch cho đến khi keo bắt đầu trào lên trong khe. Nhẹ nhàng gạt keo ở phần tiếp giáp để các kẽ ron được sạch và đảm bảo bề mặt ốp được thẩm mỹ.
- Khi ốp gạch, bạn cần giữ viên gạch nằm ngang, nghiêng khoảng 30 độ và áp vào vị trí đã có keo xi măng. Đảm bảo khoảng cách giữa các viên để gạch khoảng 2mm để có thể giãn nở hoặc xác định khoảng cách theo loại gạch Bạn có thể dùng tấm đệm (ke) để đảm bảo rằng khoảng cách giữa các viên gạch đều nhau.
Xem thêm: Giá nguyên vật liệu sắt thép hôm nay 5/4: bảng giá thép mới nhất 2024
- Gạch ốp từ dưới lên, được hàng nào thì chèn vữa đầy cho hàng đó, khi ốp được 3 đến 4 viên thì bạn dùng thước tầm để kiểm tra, nếu chưa phẳng hay thẳng hàng thì gõ nhẹ vào thước tầm để tạo độ phẳng.
- Trước khi ốp cả hàng phải ốp hàng đứng ở hai bên góc tường làm cữ cho cả hàng ngang. Tiếp tục như thế cho đến khi ốp kín toàn bộ bức tường.
- Mặt ốp phải phẳng, gạch được ốp chặt vào tường, mạch gạch thẳng và đều, chiều rộng mạch nhỏ.
Bước 5: Lau chùi, hoàn thiện tường
- Khi ốp gạch xong, bạn nên vệ sinh các vết bẩn phát sinh trong quá trình thi công
- Đợi ít nhất 24 giờ cho keo khô hẳn và tạo được độ kết dính với gạch thì mới tiến hành trét mạch gạch và chờ đợi thêm khoảng một tuần mới đưa vào sử dụng.
2. Hướng dẫn thi công gạch lát nền
Dưới đây là các bước tiến hành lát gạch nền nhà đúng kỹ thuật để có một nền nhà đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền đẹp.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cần thiết
- Lựa chọn gạch lát nền: đảm bảo chất lượng, cùng một mã màu, cùng một đuôi màu, đúng quy cách, không bị nứt mẻ, đường nét hoa văn sắc nét… Đảm bảo gạch trước khi thi công phải khô và sạch.
- Chuẩn bị dụng cụ thi công gồm: bay (nên dùng bay răng cưa), thước, máy cắt gạch, dây căn, nivô, xô vữa, giẻ sạch hoặc xốp nước để vệ sinh gạch,…
Bước 2: Tạo lớp nền để lát gạch
Đây là bước cần phải đầm nền cho chặt để tạo được độ phẳng cho cốt nền. Cần đảm bảo không xảy ra tình trạng sụt lún; tạo được độ chắc chắn và có thể chịu tải áp lực khi đi lại sử dụng nền gạch. Các bước thực hiện như sau:
- Căng dây lấy cốt nền và tạo độ dốc bằng cách sử dụng ống nước tito.
- Trộn nước với lớp vữa lót xi măng cho ngấm dần; vữa khô trộn sao cho không bị nhão.
- Rải lớp vữa lót đã trộn đều với nhau; lưu ý không được đổ đè lên các mốc lấy cốt.
- Dùng thước gạt phẳng để tạo độ dốc theo các mốc đã lấy cốt; lớp vữa lót cần có độ dày từ 2 -3cm.
Bước 3: Lát gạch nền nhà
- Rải đều lớp nước xi măng đã được chuẩn bị trước lên bề mặt sàn nhà nhằm tạo bộ bám dính giữa viên gạch và sàn nhà.
- Sử dụng dây để căng một đường thẳng sau đó lát gạch từ trái qua phải hoặc từ trong ra ngoài.
- Viên gạch cần đặt cùng chiều gân của mặt dưới lên lớp vữa lót. Bạn có thể tự căn và quyết định độ rộng của các mạch vữa. Thông thường độ rộng mạch 2mm là hợp lý.
- Dùng búa cao su để chỉnh gạch. Gõ nhẹ vào 4 góc và phần giữa viên gạch để giúp viên gạch dính chặt vào lớp vữa lót nền và giúp cho viên gạch bằng phẳng so với các viên khác.
Bước 4: Chít mạch
- Sau khi lát gạch được 3-4 giờ, các viên gạch đã bám dính vào nền nhà, bạn có thể tiến hành chít mạch.
- Trộn vữa chít mạch theo tỷ lệ 1:1 (gồm 1 phần xi măng : 1 phần cát mịn), rồi trộn với nước sao cho có độ nhão vừa phải. Bạn có thể dùng xi măng trắng để thay đổi màu vữa. Điều này sẽ giúp nền gạch đạt tính thẩm mỹ cao hơn.
- Dùng bay có mũi nhọn đưa lượng bột chít mạch vừa đủ vào khe hở giữa các viên gạch, Sau đó lấy bay hớt bớt lớp vữa thừa. Lưu ý không nên để bột chít mạch rơi vãi ra bề mặt gạch, nếu có rơi ra thì cần lau sạch luôn.
Bước 5: Làm sạch bề mặt nền nhà
- Đây là khâu cuối cùng trong quy trình thi công gạch lát nền. Khâu này giúp cho nền nhà có màu sắc tự nhiên và đạt tính thẩm mũi cao.
- Sau khoảng 24-36 tiếng khi mạch vữa đã khô cứng, bạn hãy bắt đầu lau các vết vữa bám trên nền gạch trong quá trình thi công. Bạn có thể dùng miếng xốp nước hoặc giẻ mềm để lau cho sạch.
- Cuối cùng, xả nước vào nền nhà để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn và giúp nền nhà sáng bóng hơn.
Những lưu ý khi thi công lát gạch:
+ Đảm bảo lớp lót vữa quá không quá ướt hoặc quá khô.
+ Tránh để vữa bám trên bề mặt sản phẩm quá lâu, sử dụng giẻ lau sạch ngay khi vữa vừa khô.
+ Mạch vữa thẳng, gọn, nền gạch phẳng theo độ dốc, trên bề mặt sản phẩm không bám vữa.
+ Gạch lát xong gõ không nghe tiếng ộp, mạch đều và nhỏ.
+ Hoa văn xếp phải đúng mẫu, các vết cắt phải vào khu vực khuất.
Như vậy, với bài viết này TTC đã hướng dẫn bạn cách ốp lát gạch một cách chi tiết để bạn có thể thi công đúng kỹ thuật, giúp ngôi nhà luôn bền đẹp. Chúc bạn sẽ thực hiện thành công để tạo ra không gian ấn tượng cho tổ ấm của mình.