Gạch là một khối vật liệu rắn chắc được dùng để xây dựng thi công trong hầu hết các công trình như xây tường, làm vỉa hè. Gạch xây dựng là loại vật liệu xây dựng phổ biến nhất và lâu đời nhất cho đến ngày nay.
Bạn đang xem: Quy trình sản xuất gạch xây dựng
Nguyên liệu làm gạch
Gạch xây dựng đã có từ xa xưa, thường được làm bằng đất sét đem nung. Đất sét là vật liệu phổ biến, dễ tìm và dễ làm gạch vì nó không yêu cầu cao về bảo quản.Ngày nay, người ta bắt đầu nghiên cứu sản xuất gạch ống bằng nhiều chất liệu khác nhau như trộn đất sét, cát và vôi hoặc bằng vật liệu bê tông.
Các loại gạch xây dựng
Có rất nhiều loại gạch được đặt tên theo mục đích sử dụng, kích thước, phương pháp tạo hình, nguồn gốc, chất lượng, kết cấu và hoặc vật liệu của chúng.
Dựa vào phương pháp sản xuất nung nóng, chúng ta có thể có ba loại gạch xây dựng cơ bản là gạch nung, gạch không nung và gạch hoá học.
Gạch không nung truyền thống được làm từ đất ướt trộn với rơm hoặc chất kết dính tương tự và được phơi khô tự nhiên trong không khí.Gạch nung là gạch được nung nóng bằng nhiệt độ thông qua lò lửa thủ công hoặc lò nung công nghiệp. Thành phần của gạch nung thông thường sẽ gồm:Silica (cát) – 50% đến 60% trọng lượngAlumina (đất sét) – 20% đến 30% trọng lượng
Vôi – 2 đến 5% trọng lượng
Ôxít sắt – ≤ 7% trọng lượng
Magnesia – ít hơn 1% trọng lượngGạch hoá học thường sẽ không nung, nhưng có thể tăng tốc quá trình đông rắn của nó bằng cách tác động nhiệt và áp suất. Có 2 loại gạch hoá học là gạch canxi silicat và gạch bê tông. Gạch canxi-silicat cũng được gọi là gạch cát hoặc đá lửa, tùy thuộc vào thành phần của chúng. Thay vì được làm bằng đất sét, chúng được làm bằng vôi liên kết vật liệu silicat. Còn gạch bê tông thì được làm từ bê tông để khô, hình thành trong các khuôn thép bằng cách rung và nén trong một máy trộn bê tông hoặc máy tĩnh.
Quy trình sản xuất gạch nung
Công đoạn sản xuất gạch gồm 5 bước: khai thác nguyên liệu, nhào trộn, tạo hình, hong khô và nung trong lò rồi làm nguội sau khi ra lò.
Khai thác nguyên liệu
thường thì có thể khai thác bất cứ khu vực nào có đất sét và được phép của chủ đất. Chẳng hạn ở khu vực đồng ruộng, trước khi khai thác thì người ta sẽ phải bỏ đi khoảng 30-40cm lớp đất bề mặt vì đây là lớp đất dùng để trồng trọt. Sau khi bỏ lớp bề mặt xong thì người ta tiến hành dùng máy để lấy đất sét và lưu trữ.
Nhào trộn
đất sét khi được nhào trộn sẽ làm tăng độ dẻo cũng như giúp cho việc định hình được dễ dàng hơn.
Định hình
Đất sét sau khi được nhào trộn sẽ cho vào máy tạo hình khối để làm thành hình mong muốn như gạch ống hoặc gạch thẻ. Song song đó, người ta còn tiến hành hút chân không để gạch được đặc và gia tăng độ cứng cho gạch.
Hong khô
Lúc mới được tạo hình xong thì gạch còn độ ẩm lớn không thể đem nung ngay được vì như vậy sẽ làm gạch nứt vỡ do mất nước đột ngột. Vậy nên chúng ta phải phơi sấy trước để giảm độ ẩm và cứng hơn, tránh biến dạng khi đưa vào lò nung.
Xem thêm: +30 mẫu gạch xây giả cổ ốp tường, gạch giả cổ ốp tường
Nếu phơi ánh nắng tự nhiên ở sân nhà thì thời gian khô dao động từ 7 – 15 ngày. Còn sử dụng lò sấy thì sẽ nhanh hơn, từ 17 – 25 giờ. Ưu điểm của việc sấy bằng lò là không phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa, hiệu suất sản xuất cao hơn, sản phẩm có chất lượng cao hơn, giảm thiểu được công việc của công nhân như chi phí sẽ khá tốn kém, tiêu hao năng lượng và nhiên liệu.
Nung
Đây là công đoạn quan trọng nhất của quá trình làm gạch xây dựng. Gạch được nung khi chúng di chuyển chậm qua lò trên băng tải, đường ray và thường được thêm vôi, tro và chất hữu cơ để tăng quá trình đốt cháy. Nhiệt độ nung sẽ từ 1000 – 10000 độ C và đây là lúc các thành phần khoáng chất có trong gạch biến đổi tạo nên kết cấu cứng và chịu lực. Đây cũng chính là lúc gạch biến đổi màu sắc thành đỏ đặc trưng. Quá trình làm nguội cũng phải diễn ra chậm để tránh nứt vỡ.
Thường thì sẽ có 2 loại lò nung là lò nung gián đoạn và lò nung liên tục. Với lò nung gián đoạn thì gạch được nung từng đợt riêng biệt nên có công suất nhỏ và chất lượng không cao. Nhưng với lò nung liên tục thì gạch được nung và ra lò liên tục nên sản lượng sản xuất được số lượng được nhiều hơn. Lò liên tục được dùng phổ biến nhất là lò nung vòng và lò tuynel.
Tham khảo: Ý Tưởng Gạch Ốp Lát Phòng Tắm
Thông tin tổng hợp về gạch xây dựng
Gạch nung còn được gọi là đá nhân tạoGạch nung được sử dụng từ khoảng 4000 năm trước Công nguyên
Gạch không nung – bùn được liên kết bởi rơm có lịch sử lâu đời hơn gạch nung
Những viên gạch được nung sớm nhất xuất hiện ở thời kỳ đồ đá mới tại Trung Quốc vào khoảng năm 4400 trước Công nguyên.Vào thời gian đầu của Cách mạng công nghiệp ở Luân Đôn, gạch đỏ sáng đã được chọn để xây dựng để làm cho các tòa nhà rõ hơn trong sương mù dày đặc và để giúp ngăn ngừa tai nạn giao thông.Màu sắc nung của gạch đất sét bị ảnh hưởng bởi thành phần hóa học và khoáng chất, nhiệt độ nung và không khí trong lò nung.Gạch màu hồng là kết quả của hàm lượng sắt cao, gạch trắng hoặc vàng có hàm lượng vôi cao hơn.Gạch được tráng men sẽ không thấm nước và được dùng để trang trí.Đa số thì chiều dài của gạch gấp đôi chiều rộng của nó cộng với chiều rộng của khớp vữa.Ở những vùng lạnh sẽ dùng gạch lớn hơn để tạo tường dày hơn, cách nhiệt tốt hơn.
Trên đây là những thông tin về gạch xây dựng mà Dr
Home gửi đến bạn. Nếu cần thi công sửa chữa nhà thì đừng ngần ngại liên hệ với Doctor Home nhé!
Tìm hiểu về gạch tuynel
Gạch tuynel từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng của Việt Nam. Gạch được làm từ nguyên liệu chính là đất sét tự nhiên nên không gây độc hại với sức khỏe con người. Trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt với nhiều công đoạn khác nhau, thành phẩm gạch tuynel được tạo ra sẽ đảm bảo chất lượng cao, có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tiêu chuẩn trong xây dựng.
Gạch tuynel có màu đỏ đặc trưng, tính thẩm mỹ cao nên vừa mang đến nét đẹp đơn sơ, gần gũi và cổ kính cho công trình, vừa hướng đến giá trị bền vững nhưng tiết kiệm hơn cho chủ đầu tư.
Đặc tính của gạch tuynel là có độ bền cao nhờ kết cấu vững chắc, có khả năng chịu lực, chống thấm, chống cháy và chống ẩm mốc tốt. Thêm vào đó, loại gạch này có ưu điểm là đa dạng về mẫu mã với 4 loại khác nhau bao gồm: gạch đặc, gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ và gạch 6 lỗ. Tùy theo từng vị trí trong công trình hoặc yêu cầu của chủ đầu tư về chi phí và chất lượng, việc lựa chọn gạch tuynel phù hợp cũng trở lên dễ dàng hơn rất nhiều.
Cuối cùng, so với nhiều loại gạch trên thị trường thì gạch tuynel được đánh giá là dòng sản phẩm có giá thành hợp túi tiền. Hiện nay, giá gạch tuynel tại các nhà máy sản xuất thường chỉ từ vài trăm đến 1000 đồng/viên tùy số lượng.
Quy trình sản xuất gạch tuynel
Ngày nay, việc sản xuất vật liệu xây dựng ngày nay cũng được hiện đại hóa để thay thế các phương pháp thủ công nhằm tăng năng suất, giảm ô nhiễm, tối ưu chi phí và nâng cao chất lượng ô nhiễm môi trường hơn. Để tạo ra thành phẩm tốt phù hợp với mọi công trình kiến trúc, các nhà máy phải thực hiện quy trình sản xuất gạch tuynel với nhiều khâu như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Việc đầu tiên cần phải làm trong quá trình sản xuất gạch tuynel là ngâm ủ theo thời gian quy định và sơ chế loại bỏ tạp chất trong đất. Công đoạn xử lý được tiến hành như sau: cho đất sét vào các thùng tiếp liệu để tách đá, sau đó nghiền khô và nghiền tinh. Điều này giúp tăng tính dẻo và độ đồng đều của nguyên liệu.
Bước 2: Tạo khuôn hình gạch
Nguyên liệu sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào máy nhào trộn 2 trục với than cám, cán khô và cán mịn dẻo để tăng thêm độ dẻo cần thiết. Tiếp theo là cho đất sét qua máy đùn hút chân không vào khuôn để tạo ra gạch mộc chưa nung.
Bước 3: Sấy khô gạch
Có hai phương pháp để làm khô gạch mộc là phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc nếu thời tiết không đủ nắng thì sẽ được sấy trong lò công nghiệp chuyên dụng với mức nhiệt và thời gian phù hợp bằng than đá, than cám, than tổ ong..
Bước 4: Nung gạch
Khi gạch đã đạt độ khô thích hợp theo quy định sẽ được vận chuyển tới lò gạch tuynel để nung. Nhiệt độ nung gạch thường trong khoảng 900 – 1000 độ C để đảm bảo độ cứng.
Gạch sau khi đảm bảo khô theo quy định được chuyển sang lò nung trong nhiệt độ từ 900 – 1000 độ C, đồng thời gạch cũng được làm nguội ngay trong lò để cho ra thành phẩm.
Bước 5: Hoàn thiện quy trình sản xuất gạch tuynel
Từng mẻ gạch tuynel chất lượng sẽ được đưa ra khỏi lò để vận chuyển đến các kho bãi chứa gạch. Từ đây, sản phẩm sẽ được phân phối đi khắp các công trình để đáp ứng nhu cầu xây dựng của thị trường một cách tốt nhất.
Nhà máy gạch Bảo Lạc vận hành quy trình sản xuất gạch tuynel đúng chuẩn
Bằng kinh nghiệm lâu năm và tư duy kinh doanh hiện đại, nhà máy sản xuất Gạch Tuynel Bảo Lạc đã mạnh dạn đầu tư đồng bộ trang thiết bị cùng công nghệ sản xuất tiên tiến nhất hiện nay. Chúng tôi áp dụng quy trình sản xuất nghiêm ngặt, đảm bảo tính chuẩn xác, luôn thực hiện đầy đủ và kỹ lưỡng các công đoạn, đưa robot thế hệ mới tham gia vào quá trình xếp gạch để cải thiện hiệu quả, tăng cường sản lượng và tiết kiệm chi phí nhân lực. Nhờ đó, Gạch Tuynel Bảo Lạc được thị trường đánh giá cao, tiêu biểu phải kể đến gạch thẻ đặc và gạch 2 lỗ.
Khả năng cung ứng của nhà máy qua mỗi năm đều tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu của nhiều địa phương khác nhau như: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình thuộc tỉnh Cao Bằng hay Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh của tỉnh Hà Giang và Pác Nặm, Ngân Sơn, Ba Bể, thuộc tỉnh Bắc Kạn.
Để được tư vấn các thông tin chi tiết hơn về quy trình sản xuất gạch tuynel cũng như sản phẩm gạch tuynel Bảo Lạc, Quý khách hàng liên hệ ngay tới: