Hiện nay nhu cầu xây dựng các công trình, nhà ở, các tòa cao ốc, khu công nghiệp, cầu đường… ngày càng nhiều. Đây chính là cơ hội cho những ai đang kinh doanh hoặt bắt đầu kinh doanh, mở cửa hàng vật liệu xây dựng để phát triển và thu lại nguồn lợi nhuận vô cùng to lớn.
Bạn đang xem: Rủi ro trong kinh doanh vật liệu xây dựng
Tuy nhiên để kinh doanh vật liệu xây dựng thành công thì không phải ai cũng làm được và gặp phải rất nhiều khó khăn. Nếu bạn đang theo đuổi con đường kinh doanh từ vật liệu xây dựng thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây của Salekit.
Vật liệu xây dựng là gì?
Vật liệu xây dựng là bao gồm tất cả các vật liệu được sử dụng cho mục đích xây dựng, chất hiện diện trong tự nhiên như: đất sét, đá, cát, và gỗ, thậm chí là cành cây và lá… đã được sử dụng để xây dựng các tòa nhà. Ngoài các vật liệu tự nhiên, vật liệu xây dựng còn có nhiều sản phẩm nhân tạo được sử dụng, một số tổng hợp ít hoặc nhiều.
Sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành công nghiệp được thiết lập ở nhiều nước và việc sử dụng các vật liệu này thường được tách ra thành các ngành nghề chuyên môn cụ thể. Chúng ta có thể kể đến các ngành nghề khác có liên quan như: nghề mộc, cách nhiệt, hệ thống ống nước, và công việc lợp mái. Từ những sản phẩm của các ngành nghề trênhình thành nên cấu trúc của cả căn nhà.
Mở cửa hàng vật liệu xây dựng cần lưu ý những gì?
Mở cửa hàng vật liệu xây dựng là mô hình kinh doanh có nhiều cơ hội phát triển và tu lại lợi nhuận cao vì nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà ở luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên để kinh doanh lĩnh vực này thành công bạn cần có sự chuẩn bị thật chu đáo về mọi mặt như:
Tìm hiểu thị trường kinh doanh
Ông cha ta vẫn có câu” Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” chính vì vậy nghiên cứu thị trường trước khi kinh doanh được coi là bước không thể thiếu. Vật liệu xây dựng là sản phẩm khá chuyên dụng, không phải bất kỳ người tiêu dùng nào cũng biết sử dụng đúng cách.
Để kinh doanh thành công bạn cần nắm bắt được có bao nhiêu cửa hàng đang kinh doanh vật liệu xây dựng giống bạn, vị trí địa lý, lưu lượng khách hàng, cách bài trí, bố trí cửa hàng, biển hiệu ra sao… như nào để biết cách điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp nhất.
Ngoài ra bạn phải cần phải tìm hiểu cách kinh doanh vật liệu xây dựng của đối thủ, sản phẩm nào đang bán chạy hiện nay, giá cả họ đưa ra như thế nào… để căn chỉnh với mức giá cả của mình đưa ra hợp lý, cạnh tranh nhất.
Chuẩn bị nguồn vốn ổn định
Để mở cửa hàng vật liệu xây dựng đòi hỏi bạn phải chuẩn bị một số vốn không hề nhỏ. Bạn cần tối thiểu từ 250 - 300 triệu đồng cho việc nhập hàng, khoảng 50 - 100 triệu đồng cho chi phí quản lý, thuê mặt bằng,... Như vậy, tổng số vốn bạn cần phải đầu tư ban đầu ít nhất cũng từ 350 triệu đồng.
Hầu hết mọi người khi bắt đầu kinh doanh vật liệu xây dựng đều không có đủ số vốn để kinh doanh và cần phải huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn vốn bạn có thể tham khảo để huy động là:
- Vốn vay từ người thân, bạn bè: bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí lãi xuất khi tận dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên để mọi chuyện công khai, minh bạch bạn và tạo sự tin tưởng bạn nên có một số giấy tờ cần thiết để họ an tâm cho bạn vay tiền.
- Góp vốn kinh doanh: nếu bản thân không đủ vốn đầu tư bạn có thể góp vốn với những người có nhu cầu kinh doanh như bạn. Tuy nhiên với hình thức này hai bên cần nên thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm cũng như mức chia lợi nhuận cụ thể để tránh tình trạng mâu thuẫn sau này.
- Vốn vay ngân hàng: đây là khoản vay có lãi suất cao, mất nhiều thời gian về các thủ tục vay vốn. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vay vốn và nên là sự lựa chọn cuối cùng nếu không tìm được các nguồn vốn thay thế khác.
Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng uy tín, chất lượng
Chất lượng vật liệu xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh dài lâu của cửa hàng. Chính vì vậy bạn nên lựa chọn thật cẩn thận những địa chỉ cung ứng như: nhập hàng từ tổng đại lý, nhập hàng từ công ty và nhập hàng từ nước ngoài. Đối với những ai nhập hàng từ tổng địa lý và công ty thì giá thành sẽ rẻ hơn so với nhập hàng từ nước ngoài. Tuy nhiên nếu bạn nhập hàng từ nức ngoài thì mẫu mã sẽ đẹp, cao cấp và độc đáo hơn.
Định giá vật liệu xây dựng
Thị trường vật liệu xây dựng hiện nay thay đổi liên tục và có sự khác biệt giữa các công ty. Chính vì vậy bạn cần phải cập nhật thường xuyên các mức giá trên thị trường và số lượng khách hàng mua sản phẩm mà có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.
Xác định mặt hàng kinh doanh chủ lực
Vật liệu xây dựng bao gồm rất nhiều loại khác nhau gồm vật liệu xây dựng thô và vật liệu xây dựng hoàn thiện. Chính vì vậy bạn nên cân nhắc về số vốn đầu tư và tình hình kinh doanh hiện tại của các cửa hàng để có những quyết định phù hợp nhất.
Để kinh doanh, mở cửa hàng vật liệu xây dựng thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài những yếu tố trên bạn cũng cần có những chiến dịch marketing, quảng cáo phù hợp để đưa thương hiệu của bạn tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng nhất.
Xem thêm: Nên Ốp Gạch Tường Cao Bao Nhiêu Để Nhà Vừa Đẹp Vừa Sang, Nên Ốp Len Chân Tường Cao Bao Nhiêu Thì Đẹp Nhất
Tóm lại, kinh doanh vật liệu xây dựng là một lĩnh vực cần đầu tư, nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp cần phát triển chiến lược kinh doanh, đầu tư vào sản phẩm mới và cải thiện quy trình sản xuất để tăng năng suất và giảm chi phí, đồng thời xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy để tạo dựng thương hiệu và phát triển lâu dài.Hy vọng bài viết trên đây cung cấp đầy đủ các thông tin về kinh doanh vật liệu xây dựng hữu ích đến bạn. Salekit - phần mềm quản lý bán hàng đa kênh chúc bạn thành công trong công việc kinh doanh.
Cứ nghĩ quản lý vật liệu xây dựng bằng Excel là đủ, ngờ đâu lại chứa đựng một loạt rủi ro cho cửa hàng mà chỉ người kinh doanh lâu năm mới hiểu rõ. Những rủi ro đó là gì? Biện pháp khắc phục ra sao? Hãy cùng Kiot
Viet làm rõ vấn đề này.
1. Quản lý kho hàng mất thời gian
Càng đến gần những ngày giáp Tết, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà tăng cùng nhiều công trình đang bước vào giai đoạn hoàn thiện tác động tích cực đến thị trường vật liệu xây dựng. Vì vậy, cuối năm là thời điểm vô cùng bận rộn đối với chủ kinh doanh, khi một ngày phải quản lý quá nhiều đơn đặt hàng, hoạt động xuất kho/nhập kho.
Mặc dù chủ cửa hàng có thể lưu trữ thông tin sản phẩm cũng như tình trạng kho hàng khá chi tiết nhưng bạn sẽ vô cùng mất thời gian khi ngồi nhập dữ liệu từng mã hàng, đơn hàng. Tất cả phải lưu thành sheet riêng hoặc file riêng, mỗi lần tìm kiếm sẽ vô cùng mất thời gian. Chưa kể, dung lượng các file Excel này sẽ khá lớn nếu bạn có quá nhiều mã hàng hoặc danh sách khách hàng lớn, mỗi khi mở file để thao tác có thể đơ máy, mất dữ liệu vì chưa kịp lưu thông tin.
Đối với mặt hàng vật liệu xây dựng, nếu kiểm soát không kỹ càng tồn kho có thể gây ra tình trạng cháy hàng dịp cuối năm mà không kịp theo dõi để nắm bắt tình hình và nhập kho, sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu cũng như uy tín của cửa hàng. Vì nhiều mặt hàng, chủ kinh doanh thường đặt ở nhiều nơi, do đó nếu muốn quản lý một cách tập trung, có hệ thống trong cùng một cửa hàng bằng file Excel sẽ vô cùng bất tiện. Ví dụ, sắt để ở kho A, thép để ở kho B, ngày hôm nay kho A nhập từng này, kho B xuất từng kia, thì việc tập hợp số liệu cùng một file Excel cũng vô cùng mất thời gian.
Đặc biệt, hàng hóa nhập vào thường là số lượng lớn, nhưng khi bán ra lại là số lượng nhỏ, đơn vị tính khác nhau, do đó việc theo dõi số lượng hàng hóa trong kho bằng file Excel nếu không kỹ càng và chi tiết rất dễ nhầm lẫn. Ví dụ: khi mua tôn, các chủ kinh doanh thường nhập bằng kilogam, nhưng bán ra theo mét, hoặc sắt cũng mua theo kg nhưng lại bán theo cây một…
2. Không kiểm soát được thất thoát hàng hóa
Theo thống kê, nếu sử dụng sổ sách hoặc Excel chủ cửa hàng có thể bị thất thoát từ 30 - 50% hàng hóa. Vì Excel không có khả năng phân quyền cho nhân viên, do đó nhân viên rất dễ dàng gian lận vào những mục đích khác nhau. Để kiểm tra và đối chiếu lại, chủ cửa hàng sẽ mất rất nhiều thời gian. Đặc biệt, Excel không lưu lịch sử các bước thao nhập nhập dữ liệu, do đó chủ cửa hàng vật liệu xây dựng nhiều khi muốn kiểm tra xem ai là người làm thất thoát hàng hóa cũng phải bó tay.
Ví dụ: khi một nhân viên nhập đơn hàng vào Excel, nhưng nhân viên khác sau đó cùng sử dụng file đó để nhập đơn hàng tiếp theo, nhưng có sai sót về số lượng, giá cả để đầu cơ trục lợi bằng cách sửa các đơn hàng trước đó để bù đắp vào đơn hàng của mình. Thì chỉ khi kiểm kho thấy sai sót với thực tế, chủ kinh doanh phải lật lại từng hóa đơn và đối chiếu vô cùng mất thời gian.
3. Không có chức năng báo cáo kinh doanh
Quản lý vật liệu xây dựng bằng Với Excel để tính toán chi phí giá vốn và doanh số từng thời điểm phải dùng nhiều hàm và cấu trúc khá rắc rối, phức tạp. Chỉ cần nhầm một bước, kết quả tính toán kinh doanh cũng có thể sai lệch. Những báo cáo này chỉ thường tổng hợp vào cuối tuần, cuối tháng hoặc cuối kỳ sẽ rất khó để theo dõi hết được chi phí hàng hóa, lợi nhuận, các chi phí phát sinh … Nếu muốn theo dõi chi tiết hoạt động kinh doanh, chủ kinh doanh bắt buộc phải thường xuyên túc trực tại cửa hàng vật liệu xây dựng.
4. Quản lý công nợ dễ nhầm lẫn
Vì kinh doanh vật liệu xây dựng, số lượng hàng hóa khi bán ra luôn khá lớn, nên tình trạng khách hàng nợ thanh toán, hoặc thanh toán nhiều lần trên một hóa đơn là vô cùng bình thường. Chưa kể, không ít khách hàng mua bổ sung số lượng vật liệu, nên việc quản lý lịch sử giao dịch, công nợ nhập bằng tay vào Excel không chính xác sẽ gây tổn thất không nhỏ.
5. Không bảo mật dữ liệu
Vì file Excel được lưu trên máy tính, do đó không tránh khỏi nguy cơ bị virus, tải qua tải lại giữa các máy gây lỗi file, tài liệu cũng dễ bị đánh cắp. Nếu trường hợp máy tính đang dùng bị ngắt điện, lỗi ổ cứng, lỗi phần mềm có thể gây mất dữ liệu của toàn bộ cửa hàng vật liệu xây dựng. Bạn có thể mất thông tin nhà cung cấp, thông tin hàng hóa, tồn kho, dữ liệu về bán hàng và doanh thu, mà còn có thể mất cả thông tin khách hàng. Nếu bên ăn cắp có ý đồ xấu mạo danh và bôi nhọ cửa hàng, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối về uy tín và lợi nhuận.
BIỆN PHÁP:
Hiện nay, thay vì quản lý vật liệu xây dựng bằng Excel, nhiều cửa hàng đã đổi sang phương pháp sử dụng phần mềm quản lý bán hàng với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Tiết kiệm 50% thời gian quản lý hàng hóa, nhập hàng, tính tiền. Phần mềm có chức năng đọc mã vạch, tìm kiếm mã hàng hóa vô cùng nhanh chóng, lưu trữ hàng hóa với nhiều đơn vị tính khách nhau, tính toán hóa đơn bán hàng vô cùng nhanh chóng.
- Kiểm kho, tính toán doanh thu và lợi nhuận theo ngày tại một chi nhánh hoặc trên cả toàn bộ hệ thống chi nhánh. Chủ kinh doanh cũng có thể chuyển hàng hóa từ kho này sang kho khác vô cùng đơn giản theo từng nhu cầu của khách hàng vào các thời điểm khác nhau, cũng có thể yêu cầu nhân viên đến từng kho kiểm kê bằng di động và cập nhật dữ liệu vào hệ thống để nắm bắt thông tin. Khi bất kỳ một vật liệu nào dưới định mức tồn kho, hệ thống sẽ thông báo để chủ cửa hàng kịp thời liên hệ bên cung cấp bổ sung kho hàng.
Báo cáo theo ngày của phần mềm quản lý vật liệu xây dựng Kiot
Viet
- Chủ kinh doanh vật liệu xây dựng còn có thể phân quyền bán hàng cho từng nhân viên, theo dõi lịch sử giao dịch, doanh thu của từng nhân viên ở bất kỳ đâu mà không cần có mặt tại cửa hàng, giảm trên 3h phải có mặt ở cửa hàng mỗi ngày, giúp chủ kinh doanh tiết kiệm được từ 30 - 50% chi phí thuê thêm nhân viên.
- Quản lý công nợ rõ ràng, hiệu quả. Mọi thông tin về lịch sử giao dịch, mua bán của từng khách hàng sẽ được ghi lại chi tiết trong phần mềm, giúp chủ kinh doanh quản lý doanh thu chính xác và hiệu quả.