*
*

*

*

*

*

*

*


Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư In trang

Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Theo đó, thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:

- Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” bao gồm:

+ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

+ Người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Bạn đang xem: Sao chụp tài liệu vật chứa bí mật nhà nước

- Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” gồm:

+ Những người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật”.

+ Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ;

+ Người đứng đầu Cục, Vụ và tương đương thuộc Tổng cục Thống kê.

- Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Mật” bao gồm:

+ Những người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật”;

+ Người đứng đầu đơn vị cấp phòng các đơn vị thuộc Bộ.

Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật”, độ “Tối mật” có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.

Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.

Thực hiện sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thực hiện như sau:

- Chỉ thực hiện sau khi người có thẩm quyền cho phép;

- Bản sao đóng dấu “bản sao số” và dấu “bản sao bí mật nhà nước”, phải thể hiện số thứ tự bản sao, hình thức sao y bản chính hoặc sao lục, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có).

- Bản trích sao tài liệu bí mật nhà nước phải thực hiện theo mẫu “Văn bản trích sao”, trong đó thể hiện đầy đủ nội dung trích sao, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có). Bản trích sao phải đóng dấu độ mật tương ứng với tài liệu trích sao.

- Bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có “văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước”.

Xem thêm: Định Mức Cấp Phối Vật Liệu 1M3 Bê Tông Tươi Nặng Bao Nhiêu Kg

- Việc sao, chụp phải ghi nhận vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước” để quản lý và theo dõi.

Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được tuân thủ theo quy định tại Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về Cơ yếu và pháp luật Lưu trữ.


*

Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước chỉ được diễn ratrong 2 trường hợp sau đây:Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.


Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu:Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng;Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.
Về thẩm quyền tiêu hủy, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định: Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý;Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp"Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc"và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp"Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc"được quy định như sau:
Thứ nhất,Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độTuyệt mậtvà
Tối mật,Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyềnquyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Thứ hai,Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan.
Thứ ba,Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Thứ tư,Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan.
Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu; việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do Lưu trữ lịch sử lưu trữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
*

*
*

*
*
*
*
*

*
Xem theo ngày
*

Cổng dịch vụ công Quốc Gia