Bạn đang có ý định kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng không biết cụ thể cần bao nhiêu vốn, có những loại chi phí cơ bản nào? Trong bài viết này, Kiot
Viet sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên, cùng theo dõi ngay nhé!
1. Tiềm năng khi kinh doanh vật liệu xây dựng
Kinh doanh vật liệu xây dựng được rất nhiều người lựa chọn để làm giàu vì lợi nhuận cao, mức sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu xây dựng, sửa sang nhà cửa ngày càng lớn và tất cả đều cần sử dụng vật liệu xây dựng. Hiện nay có rất nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng nhưng không phải cửa hàng nào cũng có thể phát triển lâu dài. Để có thể vận hành cửa hàng vật liệu xây dựng cần nhiều yếu tố liên quan. Yếu tố quan trọng nhất là khách hàng tiềm năng trong khu vực. Nếu bạn mở cửa hàng ở nơi khách hàng không có nhu cầu xây, sửa nhà, hoặc toàn nhà mới xây thì khu vực này không có khách hàng tiềm năng và bạn sẽ phải tìm kiếm khách hàng xa hơn, khó hơn. Thứ hai, nên lựa chọn khu vực có thể thuê kho hàng rộng rãi vì tính chất các vật liệu xây dựng thường phải nhập kho số lượng nhiều, cồng kềnh và đa dạng hàng hóa cần diện tích lớn. Thứ ba, bạn nên tìm hiểu những cửa hàng vật liệu xây dựng trong khu vực để tham khảo trước tình hình kinh doanh, các vật liệu người dân ưa chuộng và bán nhiều nhất ở khu vực để có kế hoạch nhập hàng chính xác.
2. Mở cửa hàng vật liệu xây dựng cần những chi phí nào?
2.1 Chi phí nhập hàng
Bất kỳ cửa hàng vật liệu xây dựng nào cũng đều cung cấp hai loại vật liệu xây dựng cơ bản là vật liệu thô: cát, sỏi, đá, xi măng, gạch,... và vật liệu sau hoàn thiện như: gạch lát, sàn gỗ, thiết bị vệ sinh, sơn, đồ nội thất liền tường,...
Bạn đang xem: Vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng
Khi mở cửa hàng các bạn cần nghiên cứu xem sản phẩm chính cửa hàng mình muốn cung cấp là gì, các cửa hàng trong khu vực đang bán những gì, có phù hợp với nhu cầu của khách hàng tại thời điểm đó hay không? Sau đó lên bảng liệt kê những mặt hàng cụ thể cần nhập với số lượng bao nhiêu. Tiền vốn để nhập hàng sẽ tùy thuộc vào giá sản phẩm trên thị trường từ các công ty, đại lý và các sản phẩm vật liệu xây dựng bạn nhập. Trung bình, chi phí này sẽ dao động từ 200 triệu đối với cửa hàng quy mô nhỏ và nhiều hơn với cửa hàng có quy mô lớn.2.2 Chi phí thuê mặt bằng, kho bãi
Kinh doanh vật liệu xây dựng cần mặt bằng rộng để có thể trưng bày các sản phẩm với nhiều mẫu mã và chất liệu khác nhau. Bên cạnh đó cũng cần kho để hàng hóa, vật liệu rộng nên khoản chi phí này chiếm một số vốn không nhỏ. Các cửa hàng vật liệu xây dựng thường sẽ mất từ 100 - 200 triệu cho chi phí thuê mặt bằng và kho bãi. Nếu chỉ kinh doanh các mặt hàng vật liệu hoàn thiện thì có thể thuê mặt bằng diện tích nhỏ hơn, đủ để trưng bày sản phẩm giúp khách hàng có thể chọn lựa dễ hơn.
2.3 Chi phí thuê nhân viên
Cửa hàng vật liệu xây dựng cần phải thuê nhân viên bốc vác, tài xế vận chuyển hàng, kế toán, nhân viên kho, nhân viên bán hàng để đảm bảo vận hành hiệu quả. Chi phí thuê nhân viên dao động từ 7 triệu đến 10 triệu cho những vị trí cơ bản, trung bình mỗi tháng chủ cửa hàng cần chi trả từ 50 - 70 triệu để thuê nhân viên và đây là chi phí cố định hàng tháng cần dự toán trước.
2.4 Chi phí đầu tư phần mềm quản lý
Rất nhiều chủ cửa hàng không sử dụng phần mềm để quản lý mà vẫn sử dụng sổ sách, excel để ghi chép công nợ, giá bán mất thời gian mà vẫn thường xuyên xảy ra sai sót. Nhiều chủ cửa hàng không muốn tốn quá nhiều chi phí để mua phần mềm, tuy nhiên số tiền thất thoát do không quản lý được công nợ khách hàng, nhà cung cấp cũng như hàng hóa lớn hơn rất nhiều.Trong kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD), khó khăn lớn nhất đối với các chủ cửa hàng là quản lý công nợ khách hàng. Vì số tiền lớn nên khách hàng thường sẽ trả theo từng đợt chứ không thanh toán toàn bộ tiền hàng cùng lúc. Nếu chủ cửa hàng không quản lý tốt công nợ sẽ rất dễ gây nhầm lẫn, thất thoát dòng tiền, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng VLXD sẽ giúp các chủ cửa hàng quản lý chặt chẽ công nợ khách hàng, nhà cung cấp, báo cáo doanh thu, lợi nhuận rõ ràng, thông tin về sản phẩm, số lượng tồn kho, giá bánh cũng rất chi tiết, cụ thể. Chi phí để sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cũng không hề lớn. Chỉ 6.000đ/ngày các chủ cửa hàng có thể sở hữu phần mềm với nhiều tính năng quản lý hiện đại, dẹp bỏ nỗi lo thất thoát hay tốn quá nhiều thời gian để tính toán, cộng sổ.
Tìm hiểu chi tiết: Phần mềm quản lý bán hàng vật liệu xây dựng
2.5 Chi phí thuê/mua xe vận chuyển hàng
Kinh doanh vật liệu xây dựng các chủ cửa hàng cần lưu ý về vấn đề vận chuyển hàng cho khách. Nhiều cửa hàng tính phương án thuê xe nhưng tiền thuê xe vận chuyển mỗi lần khá đắt, không chủ động được mỗi khi có chuyến hàng cần giao gấp. Chi phí đắt đỏ cho mỗi lần thuê xe sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận trên mỗi đơn hàng. Để chủ động hơn trong vấn đề vận chuyển các chủ cửa hàng VLXD cần cân nhắc chi phí mua xe chở hàng chuyên dụng. Tuy chi phí ban đầu phải bỏ ra lớn nhưng bù lại, chủ động hơn trong quá trình vận chuyển và tiết kiệm chi phí so với thuê xe ngoài.
2.6 Chi phí đầu tư các loại máy móc
Một số vật liệu xây dựng cần sự hỗ trợ của máy móc như: máy nâng chuyển, búa, máy khoan,...các chủ cửa hàng cũng nên dự trù kinh phí để mua một số loại máy móc cần thiết trong quá trình thi công và lắp đặt cho khách hàng.
Tạm kết: Như vậy, phần mềm quản lý bán hàng Kiot
Viet đã giúp bạn tìm hiểu các chi phí cần thiết để mở cửa hàng vật liệu xây dựng. Hi vọng sẽ giúp các chủ shop lên kế hoạch và dự trù kinh phí hợp lý để mở cửa hàng vật liệu xây dựng thành công. Đọc thêm các kiến thức kinh doanh khác TẠI ĐÂY.
Mở đại lý vật liệu xây dựng là ngành nghề kinh doanh có nhiều cơ hội phát triển. Vì nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà ở luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên trước khi bắt đầu thử sức với lĩnh vực này bạn cần có sự chuẩn bị thật chu đáo.
--- Phần mềm quản lý bán hàng Kiot
Viet chia sẻ đến bạn kiến thức hữu ích ---
Rất nhiều cửa hàng bán vật liệu xây dựng đã chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý vì thao tác đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian hơn cho bán hàng. Bạn cũng có thể nhanh chóng đăng ký dùng thử Miễn Phí tại đây để tự đánh giá phương án này nhé.
MIỄN PHÍ dùng thử
Là thành phố đông dân và có nền kinh tế phát triển nhất cả nước, thành phố Hồ Chí Minh luôn trong tình cảnh “thiếu thốn” nhà ở. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp, bảo dưỡng thường xuyên để có thể phục vụ tốt nhất cuộc sống của người dân thành phố. Vì thế mở đại lý vật liệu xây dựng trở thành “miếng bánh” kinh doanh hấp dẫn với nguồn lợi nhuận cao.
Thị trường vật liệu xây dựng tại Việt Nam trong những năm gần đây đang dần khởi sắc và có xu hướng tăng mạnh. Một phần nguyên nhân là từ việc “hồi sinh” của thị trường bất động sản với hàng loạt dự án lớn nhỏ trên khắp các quận huyện của thành phố. Theo số liệu thống kê từ cuối năm 2017, sức tiêu thụ vật liệu xây dựng của thành phố đã tăng từ 10 – 15%.
Nếu bạn đang “để ý” đến thị trường này và có nhu cầu mở đại lý vật liệu xây dựng để kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, thì 3 bước chuẩn bị sau đây là rất cần thiết.
Xem thêm: Tổng hợp vật liệu xốp vật liệu xốp cách nhiệt thân thiện với môi trường
1. Tìm hiểu thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng
Khi bắt đầu kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào thì cũng không thể bỏ qua khâu tìm hiểu thị trường kinh doanh và nhu cầu khách hàng. Vật liệu xây dựng là sản phẩm khá chuyên dụng, không phải bất kỳ người tiêu dùng nào cũng sử dụng. Vì thế trước khi mở đại lý vật liệu xây dựng, bạn cần biết đối tượng khách hàng của mình là ai, sản phẩm nào dễ bán, đối thủ trong lĩnh vực này có tiềm năng ra sao,....
Ông bà ta có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Nghiên cứu kỹ thị trường trước khi kinh doanh có thể quyết định đến 50% sự thành công của bạn. Đặc biệt là với mặt hàng phổ biến nhưng không phải là thông dụng như vật liệu xây dựng.
2. Tìm nguồn vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng
Nguồn vốn là bước chuẩn bị tiếp theo và không thể thiếu khi kinh doanh. Trong các khoản chi phí mở đại lý vật liệu xây dựng thì nặng nhất chính là ở khâu nhập hàng bán. Bạn cần tối thiểu 250 – 300 triệu đồng cho việc nhập hàng, khoảng 50 – 100 triệu đồng dành cho chi phí quản lý, thuê mặt bằng mở cửa hàng,... Như vậy, tổng số vốn đầu tư ban đầu ít nhất cũng từ 350 triệu đồng.
Nếu bạn không có sẵn nguồn vốn ban đầu quá lớn, thì có thể nghĩ đến việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn huy động vốn mở đại lý vật liệu xây dựng bạn có thể nghĩ đến là:
- Từ người thân, bạn bè: Bạn là người có uy tín và có mối quan hệ rộng rãi? Vậy hãy tận dụng thế mạnh này để huy động vốn kinh doanh bằng cách vay mượn từ người thân, bạn bè hay đồng nghiệp. Mượn vốn theo cách này vừa nhanh lại ít lãi suất. Song bạn cần có sự thỏa thuận minh bạch ngay từ đầu về thời gian hoàn lại tiền, lãi suất khoản vay và phải thực hiện đúng hẹn.- Góp vốn kinh doanh: Nếu tự bản thân không đủ vốn đầu tư mở đại lý vật liệu xây dựng, bạn có thể góp vốn với người bạn cùng chí hướng và nhu cầu. Tìm vốn theo cách này vừa không có lãi suất lại thêm người cùng quản lý việc kinh doanh. Song, cả hai bên nên thỏa thuận trước về trách nhiệm, mức chia lợi nhuận ngay từ đầu để tránh tình trạng nhập nhằng quyền lợi về sau.- Từ ngân hàng: Tìm vốn đầu tư theo cách này vừa mất nhiều thời gian, lại lãi suất cao. Do đó, bạn nên cân nhắc cẩn trọng trước khi thực hiện.BẠN CÓ BIẾT: Hiện tại phần mềm bán hàng Kiot
Viet đang có chương trình dùng thử MIỄN PHÍ cho mọi khách hàng với đầy đủ TẤT CẢ CÁC TÍNH NĂNG giúp bạn THẢNH THƠI bán hàng:
MIỄN PHÍ dùng thử
3. Tìm nhà cung cấp nguồn hàng vật liệu xây dựng
Nguồn nhập hàng rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc kinh doanh dài lâu của cửa hàng. Bạn có thể lựa chọn một trong ba hình thức cung cấp hàng mở đại lý vật liệu xây dựng sau đây:
- Nhập hàng từ công ty: Lợi thế là bạn sẽ nhận được mức chiết khấu ưu đãi, hàng hóa đảm bảo chất lượng, nhận được nhiều hỗ trợ khi có chương trình khuyến mãi. Tuy nhiên các công ty sản xuất vật liệu xây dựng đều có chính sách và quy định riêng mà các đại lý cần tuân thủ.- Nhập qua đại lý tổng: giá có thể cao hơn một chút so với giá công ty. Tuy nhiên nhập hàng mở đại lý vật liệu xây dựng từ tổng đại lý giúp bạn đảm bảo được tính minh bạch về giá bán, chất lượng và số lượng hàng hóa.- Nhập từ nước ngoài: cần nguồn vốn dồi dào, vì chi phí vận chuyển và nhập hàng khá cao. Ưu điểm là hàng hóa cao cấp, đẹp mắt và độc đáo.Sự chuẩn bị chu đáo trước khi mở đại lý vật liệu xây dựng sẽ giúp việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn. Tuy nhiên, quá trình kinh doanh đạt lợi nhuận cao hay không còn phụ thuộc nhiều vào cách quản lý của bạn. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng vật liệu xây dựng để đơn giản hóa quy trình quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh.