Nội dung chính
Trách nhiệm của chủ đầu tư ra sao?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
"1. Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có), thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) và các công việc tư vấn xây dựng khác.Bạn đang xem: Yêu cầu thí nghiệm vật liệu đầu vào
2. Bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng phù hợp với tiến độ thi công xây dựng công trình và quy định của hợp đồng xây dựng...."Việc thí nghiệm vật liệu công trình được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
"1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình là các hoạt động đo lường được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng để xác định thông số kỹ thuật và vị trí của vật liệu, cấu kiện, bộ phận công trình, phục vụ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng.2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có năng lực theo quy định của pháp luật.3. Các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình có trách nhiệm cung cấp số liệu một cách trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với các số liệu mà mình cung cấp.4. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan."Việc thí nghiệm công trình
Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
"1. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định.2. Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu. Hệ thống quản lý thi công xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất của công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng cá nhân đối với công tác quản lý thi công xây dựng, bao gồm: chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp và thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng, quản lý khối lượng, tiến độ thi công xây dựng, quản lý hồ sơ thi công xây dựng công trình.3. Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:a) Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;b) Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; biện pháp thi công;c) Tiến độ thi công xây dựng công trình;d) Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;đ) Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung quy định tại Phụ lục III Nghị định này; các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn;e) Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng xây dựng.4. Xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình.5. Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng phải được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.6. Thực hiện trách nhiệm của bên giao thầu trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định này và quy định của hợp đồng xây dựng.Xem thêm: Bộ sưu tập 10 loại vật liệu xây tường nhẹ làm sàn, vách mới nhất 2024
7. Tổ chức thực hiện các công tác thí nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của nhà thầu hoặc do nhà thầu thuê theo quy định của hợp đồng xây dựng phải đủ điều kiện năng lực để thực hiện công tác thí nghiệm và phải trực tiếp thực hiện công tác này để đảm bảo kết quả thí nghiệm đánh giá đúng chất lượng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được sử dụng cho công trình."Theo đó, việc thí nghiệm vật liệu đối với công trình xây dựng phải được thực hiện theo yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng và phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan.
Để thí nghiệm vật liệu xây dựng được chính xác thì việc quy cách và tiêu chuẩn lấy mẫu thì nghiệm vật liệu đầu vào rất quan trọng. Dưới đây là những quy định lấy mẫu để thí nghiệm vật liệu xây dựng được liệt kê bởi Trung tâm thí nghiệm vật liệu xây dựng. Cách lấy mẫu cho các vật liệu phổ biến như sau:
1. Đá dăm
Quy cách lấy mẫu thí nghiệm đầu vào áp dụng với đá
Thí nghiệm đá– Tiêu chuẩn nghiệm thu TCVN 7570:2006
– Tần suất kiểm tra: 350m3/ mẫu
– Quy cách: 50-100kg tùy cỡ đá
– Cứ nhỏ hơn 200m3 đá lấy 02 mẫu thử, lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống đá cùng loại. Gộp lại trộn đều, đóng gói, lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm.
– Các nhóm đá dăm: Đá cỡ 0,5×1: cỡ hạt từ 5-10mm; Đá cỡ 1×2: cỡ hạt từ 10-20mm; Đá cỡ 2×4: cỡ hạt từ 20-40mm; Đá cỡ 4×7 và cỡ hạt từ 40-70mm2. Cát xây dựng
Thí nghiệm cát– Tiêu chuẩn lấy mẫu vật liệu cát xây dựng áp dụng: TCVN 1770-2006, TCXD 127-1985.– Phương pháp lấy mẫu cát thí nghiệm: Cứ 100m3 cát lấy một mẫu thử với khối lượng không nhỏ hơn 50kg. Lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống cát cùng loại. Gộp lại và trộn đều, đóng gói và lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cát là cơ sở thiết kế thành phần cấp phối bê tông. Và nghiệm thu vật liệu đầu vào
Tham khảo:
Thí nghiệm cát xây dựng, cát san lấp, cát nghiền
3. Xi măng
Thí nghiệm xi măng– Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6260-1995: 6282-2009; 6260-2009
– Tần suất lấy mẫu: 50 tấn/ 1 mẫu– Khi xi măng về công trường, mỗi lô xi măng nhỏ hơn 40 tấn đều phải lấy 02 mẫu, mỗi mẫu 20kg để làm thí nghiệm.Mẫu xi măng phải được lấy rải rác ở các bao trong kho. Lưu mẫu trong vòng 60 ngày khi kết quả thí nghiệm không bị bên mua và bên bán khuyến nãi. Mẫu phải bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo.
Tham khảo thí nghiệm xi măng
4. Thép xây dựng
Quy cách lấy mẫu thí nghiệm đầu vào đối với thép
Thí nghiệm thép hình– Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 1651-2008
– Tần suất lấy mẫu: 50 tấn/ 1 mẫu– Lấy mẫu và thí nghiệm thép: Cứ mỗi lô thép có khối lượng nhỏ hơn 20 tấn. Thì cần lấy 01 nhóm mẫu thử để kiểm tra. Bao gồm tất cả các chủng loại cốt thép trong lô, mỗi loại lấy 03 thanh dài từ 0,5m-0,8m. Riêng thép tấm; thép hình; thép ống phải gia công trước khi mang đi thí nghiệm. Tham khảo kích thước gia công:
Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm thép: Giới hạn chảy; Giới hạn bền; Độ giãn dài; diện tích mặt cắt; Uốn nguội và xác định thành phần hóa học của Thép.
5. Thép Hình; thép tấm; thép ống
– Cứ 50 tấn cho mỗi loại thanh được tính 1 lô lấy 1 tổ mẫu, mỗi tổ lấy 3 mẫu, mỗi mẫu dài 600mm rộng 40mm. Tổ để kéo thì phải gia công thành hình cổ chày.
Tham khảo:
Thí nghiệm các loại thép xây dựng
6. Gạch xây dựng
tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu đầu vào áp dụng đối với gạch
Thí nghiệm gạch xâya. Gạch xây:
– Lấy mẫu vật liệu gạch: Cứ mỗi lô 50.000 viên gạch lấy 01 mẫu thử gồm 30 viên. Mỗi lô nhỏ hơn 50.000 viên xem như một lô.
– Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm gạch: Cường độ nén; Cường độ uốn; Khối lượng thể tích; Hình dạng và kích thước; Các khuyết tật ngoại quan.
– Cứ một lô 15.000 viên lấy một tổ mẫu gồm 20 viên. Một lô nhỏ hơn 15.000 viên xem như một lô. Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý theo TCVN 6476-1999. Cường độ nén; Cường độ uốn; Khối lượng thể tích; Hình dạng và kích thước; Các khuyết tật ngoại quan.
7. Bê tông
tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu đầu vào áp dụng đối với bê tông
7.1 . Thí nghiệm cường độ nén:
Quy cách lấy mẫu: 3 viên mẫu lập phương kích thước 10x10x10cm (cỡ đá £20cm), 15x15x15cm (cỡ đá £40mm), 20x20x20cm (cỡ đá >40mm)
– 500m3/ 1 tổ mẫu với bê tông khối lớn có khối đổ lớn hơn 1000m3
– 250m3/ 1 tổ mẫu với bê tông khối lớn có khối đổ nhỏ hơn 1000m3
– 100m3/ 1 tổ mẫu với bê tông các móng lớn
– 200m3/ 1 tổ mẫu với bê tông nền, mặt đường
– 20m3/ 1 tổ mẫu với kết cấu khung và các loại kết cấu mỏng (cột, dầm, bản, vòm…)
7.2. Thí nghiệm cường độ kéo khi uốn (khi có yêu cầu của thiết kế)
200m3/1 tổ mẫu
Quy cách lấy mẫu bê tông: 3 viên mẫu 15x15x60cm, 10x10x40cm, 20x20x80cm tùy theo cỡ đá