Theo Luật Công an nhân dân năm 2018, hệ thống cấp bậc quân hàm Công an nhân dân được chia thành 02 nhóm: <1> Cấp tướng lĩnh và sỹ quan, <2> Cấp hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên.

Bạn đang xem: 3 gạch là quân hàm gì trong công an


1- Khái quát về lịch sử công an nhân dân Việt Nam

Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là lực lượng cảnh sát (công an) của Việt Nam. Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguồn gốc của lực lượng công an nhân dân Việt Nam bắt đầu từ các đội Tự vệ đỏ trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập với mục đích bảo vệ tổ chức. Những năm 1930 – 1945, để chống các hoạt động phá hoại, do thám của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, bảo vệ cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập các đội: Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh. Đó là những tổ chức tiền thân của Công an nhân dân và quân đội nhân dân sau này.

Sau Cách mạng Tháng Tám, Chính quyền lâm thời của Việt Minh đã có chỉ thị thành lập một lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an trật tự. Đến ngày 21 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng này thành một lực lượng Công an nhân dân ở cả ba miền và được thống nhất một tên là Công an, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Việt Nam Công an Vụ chính thức được thành lập để quản lý lực lượng Công an nhân dân do Giám đốc Lê Giản đứng đầu. 

Trong thời kỳ đầu, cơ quan quản lý ngành Công an là Nha Công an vụ, trực thuộc Bộ Nội vụ. Từ năm 1959, lực lượng Công an được tổ chức vũ trang và bán vũ trang theo biên chế, có phù hiệu và cấp hàm tương tự như quân đội.

2- Hệ thống cấp bậc quân hàm công an nhân dân

Căn cứ Điều 20 Luật Công an nhân dân năm 2018, hệ thống cấp bậc quân hàm công an nhân dân sẽ được chia thành Theo Luật Công an nhân dân năm 2018, hệ thống cấp bậc quân hàm Công an nhân dân được chia thành 02 nhóm: <1> cấp tướng lĩnh và sỹ quan, <2> cấp hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên, và: xếp theo cấp từ cao xuống thấp như sau:

Nghiệp vụ Kỹ thuật Nghĩa vụ 
Cấp tướng   
1. Đại tướng   
2. Thượng tướng  
3. Trung tướng   
4. Trung tướng  
Cấp tá Cấp tá 
1. Đại tá 1. Thượng tá  
2. Thượng tá 2. Trung tá 
3. Trung tá 3. Thiếu tá  
4. Thiếu tá   
Cấp úy Cấp úy  
1. Đại úy1. Đại úy  
2. Thượng úy 2. Thượng úy 
3. Trung úy 3. Trung úy  
4. Thiếu úy 4. Thiếu úy  
Hạ sĩ quan Hạ sĩ quanHạ sĩ quan 
1. Thượng sĩ 1. Thượng sĩ 1. Thượng sĩ 
2. Trung sĩ 2. Trung sĩ 2. Trung sĩ 
3. Hạ sĩ 3. Hạ sĩ3. Hạ sĩ 
  Chiến sĩ 
  1. Binh nhất 
  2. Binh nhì 

3- Ký hiệu hệ thống quân hàm công an nhân dân Việt Nam

Sau đây là ký hiệu hệ thống quân hàm công an nhân dân Việt Nam: 

(i) Tướng lĩnh và sĩ quan:

(ii) Hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên:

4- Điều kiện, thời hạn xét thăng quân hàm công an nhân dân

Điều 22 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định: 

(i) Đối với điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:

Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;

- Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

- Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân năm 2018.

(ii) Đối với thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:

Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:

- Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;

- Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;

- Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;

- Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;

- Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;

- Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;

- Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;

- Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;

- Trung tá lên Thượng tá : 04 năm;

- Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;

- Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;

Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;

- Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;

- Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;

- Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest.

5- Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân

Khoản 1 Điều 30 Luật công an nhân dân năm 2018, hạn tuổi phục vụ cao nhất của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau: 

Cấp bậc trong Công an nhân dân Hạn tuổi phục vụ cao nhất 
Hạ sĩ quan 45 năm 
Cấp úy 53 năm 
Thiếu tá, trung tá nam 55 năm, nữ 53 năm 
Thượng tánam 58 năm, nữ 55 năm
Đại tá nam 60 năm, nữ 55 năm
Cấp tướng 60 năm

6- Một số câu hỏi về quân hàm công an

(i) Cách đeo quân hàm công an:

- Cầu vai: Thể hiện quân hàm. Cầu vai có hai loại là loại có khuy và loại bấm: đeo trên vai.

- Quân hiệu: Để phân biệt giữa các binh chủng. Quân hiệu có hai loại là bấm và có thang xỏ: đeo ở cổ áo. 

(ii) Có được tự ý mua quân hàm công an:

Hiện nay, hoạt động mua bán, sử dụng trái phép quân hàm của công an diễn ra công khai ở nhiều nơi ở các chợ, trên mạng xã hội và toàn quốc, Một số đối tượng chống đối và các phần tử xấu đã sử dụng quân hàm công an nhân dân để thực hiện một số hành vi vi phạm pháp luật hoặc mạo danh công an làm những điều ảnh hưởng xấu đến lực lượng công an nhân dân. Chính vì thế nghiêm cấm mua bán, trao đổi, cho, tặng quân trang, quân dụng, công cụ hỗ trợ của công an nhân dân dưới mọi hình thức, đối với mọi đối tượng; xử lý nghiêm theo quy định của ngành mọi trường hợp vi phạm.

(iii) Quân hàm đại tướng công an hay quân hàm đại tá công an cao:

Căn cứ theo Điều 21 Luật công an nhân dân năm 2018 quy định cấp tướng sẽ cao hơn cấp tá nên quân hàm đại tướng sẽ cao hơn quân hàm đại tá. 

(iv) Quân hàm công an vạch xanh là gì:

Quân hàm vạch xanh chỉ những cán bộ, sĩ quan công an nhân dân mang hàm chuyên môn kỹ thuật, gạch xanh.

(v) Quân hàm công an xã cao nhất là gì:

Theo điểm g Khoản 1 Điều 25 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định quân hàm công an xã cao nhất là trung tá.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ Luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest.

7- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết Quân hàm công an được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Xem thêm: Tập Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Cao, Hướng Dẫn Cách

(ii) Bài viết Quân hàm công an có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info

Trong hệ thống cấp bậc hàm Công an nhân dân có bao nhiêu cấp bậc? Để được phong, thăng các cấp bậc hàm công an nhân dân phải đạt những điều kiện gì? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho những câu hỏi trên.


div>:mb-<15px>">

Hệ thống cấp bậc hàm Công an nhân dân Việt Nam được phân như thế nào?

Theo quy định tại Điều 21 Luật Công an nhân dân 2018 thì hệ thống cấp bậc hàm công an nhân dân của chiến sĩ Công an nhân dân được chia thành 3 lĩnh vực và theo cấp từ cao xuống thấp như sau:


*

1. Binh nhất

2. Binh nhì

Dấu hiệu nhận biết cấp bậc hàm Công an nhân dân

Dấu hiệu nhận biết cấp bậc hàm Công an nhân dân đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:

Căn cứ Điều 3 Nghị định 160/2007/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 29/2016/NĐ-CP) quy định cấp hiệu cấp bậc trong lực lượng công an nhân dân như sau:

Cấp hiệu của sĩ quan

- Nền cấp hiệu bằng vải, màu đỏ.

+ Cấp tướng: Cấp bậc hàm Công an của cấp tướng có hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền màu vàng, giữa nền cấp hiệu có dệt hoa văn nổi hình chạy dọc theo nền cấp hiệu.

+ Cấp tá, cấp úy: Đối với cấp bậc hàm Công an nhân dân của cấp tá, cấp úy thì hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền lé màu xanh. Bên cạnh đó, giữa nền cấp hiệu có vạch rộng 6mm chạy dọc theo nền cấp hiệu; cấp tá hai vạch, cấp úy một vạch; vạch của sĩ quan nghiệp vụ màu vàng, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật màu xanh thẫm.

- Cúc cấp hiệu: Hình tròn; cấp tướng màu vàng, có hình Quốc huy nổi; cấp tá màu vàng, cấp úy màu vàng có hình nổi ngôi sao 5 cánh ở giữa hai bông lúa, dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe, giữa hình nửa bánh xe có chữ lồng "CA".

- Sao 5 cánh:

+ Đối với cấp tướng có màu vàng, có vân nổi, đường kính 23 mm;

+ Đối với cấp tá màu vàng, có vân nổi, đường kính 21.5 mm;

+ Đối với cấp úy màu vàng đường kính 21.5 mm.

Số lượng và cách bố trí như sau:

+ Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng: 1 sao.

+ Trung úy, Trung tá, Trung tướng: 2 sao.

+ Thượng úy, Thượng tá, Thượng tướng: 3 sao.

+ Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 4 sao.

+ Sao xếp từ cuối cấp hiệu:

Cấp tướng xếp dọc;

Thiếu úy, Thiếu tá một sao xếp giữa;

Trung úy, Trung tá hai sao xếp ngang;

Thượng úy, Thượng tá hai sao xếp ngang, một sao xếp dọc;

Đại úy, Đại tá hai sao xếp ngang, hai sao xếp dọc.

Cấp hiệu nhận biết hàm Công an nhân dân của hạ sĩ quan, chiến sĩ

- Nền cấp hiệu và cúc cấp hiệu của hạ sĩ quan, chiến sĩ giống nền và cúc cấp hiệu của sĩ quan cấp úy.

- Vạch bằng vải, rộng 6 mm gắn ở cuối nền cấp hiệu. Hạ sĩ quan nghiệp vụ và hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn vạch màu vàng; hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật vạch màu xanh thẫm; cuối nền cấp hiệu của hạ sĩ quan có vạch ngang (|), chiến sĩ có vạch (