Hiện nay có tình trạng cua đồng bị đánh bắt bằng thuốc trừ sâu độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Dưới đây là những cách giúp người tiêu dùng nhận biết cua đồng sạch, đảm bảo vệ sinh.

Bạn đang xem: Cua gạch xanh là bị gì


*


Những loại cua lạ với màu sắc lạ mắt như cua đá biển, cua mặt quỷ, cua hạt là những loại cua được liệt vào danh sách cấm ăn.

Một chuyên gia về hóa học cho biết: “Trong cơ thể cua có chứa nhiều thành phần hóa học mang tên histidine (có công thức phân tử C3H3N2CH2 (NH2 CO2H). Cua sau khi bị chết, các loại vi khuẩn liền phát triển rất mạnh trong cơ thể cua, khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine (công thức phân tử C3H3N2H4 NH2) gây độc đối với cơ thể người”.

Bạn cũng nên cẩn thận với cua đã luộc chín nhưng để lâu vì chúng ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.


Nếu chọn mua cua lột, bạn nên mua những loại thật tươi, không bốc mùi, những dấu hiệu chứng tỏ chúng không bị bảo quản bằng hóa chất.

Những loại cua lạ với màu sắc lạ mắt như cua đá biển, cua mặt quỷ, cua hạt là những loại cua được liệt vào danh sách cấm ăn. TS Bùi Quang Tề, chuyên gia bệnh học thủy sản (nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) cho biết: “Ăn cua đá biển rất dễ nhiễm sán lá phổi. Ở nước ta đã phát hiện loài cua đá Potamicus sp mang ấu trùng sán lá phổi. Thực tế nhiều trường hợp đã phải nhập viện vì sán lá phổi sau khi ăn cua đá”.

Chọn cua đồng sạch

Thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, hiện nay, nhiều người thường lựa chọn cua đồng đã xay sẵn để tiết kiệm thời gian chế biến nhưng thực tế là người bán thường cẩu thả, để cả yếm cua vào xay nhuyễn nên dễ bị hoi, dùng cua chết để xay tạo mùi hôi khó chịu và ăn không ngon... Chưa kể cua đồng còn bị đánh bắt bằng thuốc trừ sâu độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Để tránh mua phải của đồng "bẩn" người tiên dùng nên chú ý những đặc điểm dưới đây khi mua cua:

Qua bề ngoài của cua:

Để tránh mua phải cua đồng "bẩn", bạn nên hạn chế mua cua đã xay sẵn. Cua đồng chuẩn, sạch và khỏe mạnh có chân còn đầy đủ, bò rất nhanh và mình to, mập. Mai cua có màu xanh xanh và sủi bọt liên tục. Ngoài ra, cua còn tươi sẽ không có mùi hôi, ấn vào yếm thấy cứng là cua chắc thịt.


Còn đối với cua không đảm bảo chất lượng, thân cua khi ấn vào yếm không chắc mẩy và không có hình dáng to khỏe như cua đồng sạch. Cua không còn tươi sẽ có mùi hôi nhất định.

Qua cách bò của cua:

Đối với những con cua còn sống, cua đồng nào bị đánh bắt bằng thuốc trừ sâu, chúng sẽ bị ảnh hưởng và thường không bò nhanh như cua đồng sạch. Bạn nên chọn những con cua thường bò lên phía trên, khỏe mạnh thay vì những con cua yếu ớt hoặc bị chết.

Qua gạch cua:

Người mua nên cạy diềm mai phía cuối con cua để xem gạch. Nếu cua gạch màu son tươi đặc trưng thì là cua đồng chuẩn. Còn gạch màu đỏ nhạt hơi thiên xanh thì có chứa hóa chất.


*


Cua đồng chuẩn, sạch và khỏe mạnh có chân còn đầy đủ, bò rất nhanh và mình to, mập.

Xem thêm: Lăng Mộ Ốp Gạch - Tại Sao Bạn Nên Xây Mộ Ốp Gạch

Phân biệt cua đồng và cua nuôi

Cách phân biệt cua đồng và cua nuôi đơn giản đầu tiên đó là dựa vào hình thức bên ngoài. Cua đồng thường có màu vàng óng, mai cua bóng và cua rất khỏe. Cua nuôi thì có màu đen, mai cua không có độ bóng và mình cua nhiều bùn đất, thường cua nuôi rất yếu thế nên khi người bán để trong chậu thì cua ít bò, và dễ rụng càng.


Cách phân biệt tiếp theo đó là dùng tay tách nhẹ yếm cua xem màu gạch cua: cua sông có gạch vàng, cua nuôi gạch đen xanh. Cua sông nhỏ càng, vỏ bóng; cua nuôi càng to, dùng ngón tay gõ vào càng nghe âm thanh rỗng, ốp. Cua sông thịt chắc, dai, ngọt; còn thịt cua nuôi nát, ăn có vị mặn chát.

Người tiêu dùng cũng cần biết thêm về cách chọn cua để tránh “tiền mất tật mang”. Khi mua cua, nên chọn những con cua cái, mai màu vàng hoặc xám, mai cua cứng, thì thịt cua sẽ chắc và nhiều gạch. Cua bò nhanh. Chọn cua không to quá và không nhỏ quá, cua bé thì không có nhiều thịt, cua to thì mai cua sẽ to nặng cân. Nên chọn những con cua vừa to hơn ngón chân cái 1 chút.

Ngoài ra người tiêu dùng cũng lưu ý là nên lựa chọn mua cua tại các địa điểm uy tín, tránh mua cua giá rẻ bày bán tràn lan trên thị trường.

Gạch chính là lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn có thể giữ được một số ngày trong mai mà không chảy, không phân hủy, không biến màu và con cua không chết.


Một trong những món hấp dẫn của đồ biển là cua gạch: Cua gạch hấp; cua gạch rang me; cua gạch xào miến; cua gạch hấp xôi trắng... So với cua thịt, cua gạch luôn đắt hơn từ 30 - 50 nghìn đồng/kg bởi vì hàm lượng đạm từ gạch cua cao và màu sắc trình bày cho món ăn cũng gợi cảm hơn.


*

Cô Kh - một đầu mối chuyên cung cấp hải sản từ Hạ Long cho một số nhà hàng của Hà Nội - tiết lộ: “Lấy đâu ra cua gạch bãi (cua tự nhiên) mà lắm thế. Kể cả cua đưa về từ ngoài đảo cũng là cua nuôi hết. Là cua nuôi thì mới bõ công bơm ra hàng loạt cua gạch được. Cho nên cua cái con nào mai cũng gồ lên toàn gạch, thoải mái săm soi. Mỗi cua đực không “bơm” được, thương lái mới phải chịu”.

Vậy thì thứ “gạch bơm” kia là thứ gì? - theo cô Kh - đó chính là lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn có thể giữ được một số ngày trong mai mà không chảy, không phân hủy, không biến màu và con cua không chết. Cũng giống như bao nhiêu thứ thực phẩm hoặc trái cây bị đầu độc bởi hóa chất, món cua gạch cũng chẳng làm người ăn chết ngay!

Tuy nhiên, cua gạch “bơm” không dễ qua mặt các bà nội trợ khá giả và sành sỏi. Mỗi người đều có cách phân biệt riêng để tránh bị lừa.

Bà N.T.T - chủ một nhà hàng hải sản tươi sống đường Nguyễn Văn Cừ - TP.Hạ Long - mách nhỏ: “Trong ba loại cua gạch thường thấy trên các chợ đô thị vùng biển hiện nay gồm cua phía nam, cua phía bắc và cua Trung Quốc. Loại trừ chuyện đắt rẻ, cần phân biệt cua phía nam màu đồng hun. Cua phía bắc và cua Trung Quốc màu xanh xám. Muốn biết gạch thật giả, chỉ cần cầm con cua lên, khẽ nạy diềm mai phía cuối sẽ nhìn thấy khá rõ: Gạch thật màu son tươi, còn gạch giả thì màu đỏ nhạt hơi thiên xanh. Nếu lớ ngớ, tốt nhất nên mua cua thịt, đừng tham cua gạch”.

Nhưng không chỉ có những người nội trợ khờ khạo, khách ăn nhà hàng không tinh cũng mắc lừa như bỡn. Thứ cua “bơm” sau khi nấu nướng bày ra nếu là miến nước thì gạch vàng nhợt nhạt, vón cục và sùi hạt kiểu súplơ, nhai bã và nhạt thếch. Nếu là món rang me, gạch thường đỏ tím, hơi lẫn xanh, cũng sùi hạt gạo, bết cứng và bã. Khác hẳn thứ gạch thật đỏ như son, càng nhai càng thơm mùi đặc hữu của gạch cua bể, bùi khé cổ. Một khi đã là món cua gạch (thật), trong đám cỗ vùng biển trước kia, chủ nhà thường đưa ra sau cùng, tránh cho người ăn khỏi cảm giác đầy và ngán. Nhưng bây giờ, quả thật con cua gạch đang bị đánh lộn sòng thành thứ thực phẩm bất lương.

Ông N - thợ mỏ hưu trí của Hà Lầm - than phiền: “Cả năm được một ngày hầu vợ ốm, ra chợ rước ngay phải cân cua gạch “dởm”, về bửa ra còn bị bà lão mắng cho. Vừa đau vừa nhục mà không biết kêu ai!”.

Mua cua, cũng còn phải để ý cả cái dây trói nữa. Thói thường, người mua mải ngắm cua mà quên cái dây trói. Con cua to ngót 1kg nhưng tháo dây ra có khi chỉ còn 5 lạng. Phát khiếp về mấy thứ dây trói như tàu chuối khô, cói bện, thừng vải, loại nào cũng ngâm cho sũng nước để tăng cân. Thành ngữ mới: “Gian như trói cua” là để chỉ các ông bà này vậy!